Tác động của Covid-19 lên lợi nhuận ngành công nghiệp khách sạn tại châu Á

Mức độ mà đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành du lịch toàn cầu, đặc biệt đối với kinh doanh khách sạn.

Ảnh hưởng của virus corona đến ngành công nghiệp khách sạn toàn cầu hiện rất đang được quan tâm. Những dữ liệu mới được cung cấp bởi HotStats đã khẳng định thêm tính minh bạch về tác động xấu của dịch bệnh đối với ngành du lịch và rộng hơn nữa là đối với lợi nhuận của ngành kinh doanh khách sạn. 

Việc lập ngân sách tài sản trở nên vô dụng, chỉ đạo không hiệu quả và bối cảnh thị trường là tất cả những gì mà hiện các ngành công nghiệp có thể dựa vào để có đánh giá về mức độ ảnh hưởng của virus.

Riêng đối với ngành kinh doanh khách sạn, chúng ta có thể hình dung ảnh hưởng của virus corona đối với ngành này giống như một trò chơi ghép hình: Trung Quốc là mảnh ghép đầu tiên, kế tiếp là tất cả các mảnh ghép của các quốc gia khác sau đó được gắn vào. 

Trung Quốc

Điểm dữ liệu đầu tiên gây ra sự sụt giảm của ngành du lịch khách sạn là tỉ lệ lấp đầy phòng, từ đó dẫn đến việc giảm tổng doanh thu trên phòng có sẵn (TRevPAR) và lợi nhuận trên phòng có sẵn (GOPPAR). Tại Trung Quốc, tỉ lệ lấp đầy phòng của các khách sạn từ tháng 1 đến tháng 2 giảm 40%.

Dữ liệu đầy đủ trong tháng 2 từ HotStats thể hiện rõ sự ảnh hưởng tiêu cực của một sự kiện mà cả toàn cầu đếu hướng đến (xảy ra từ cuối tháng 12 năm ngoái) khi Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới rằng có một loại virus không rõ đang gây bệnh viêm phổi ở thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, nằm phía Đông của đất nước. Mãi đến ngày 23/1, Vũ Hán mới bị phong tỏa trong nỗ lực cách li khi nơi đây là tâm điểm của dịch bệnh.

Là nơi được cho là nguồn gốc của sự lây lan dịch bệnh, chính vì vậy, toàn bộ khách sạn ở tỉnh Hồ Bắc đã phải chứng kiến sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu trong hai tháng tiếp theo đó.

Vào tháng 1, tổng doanh thu đã giảm 29,4% so với cùng kì, dẫn đến tổng lợi nhuận giảm 63,8% so với cùng . Trong khi đó, chi phí lao động tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu tăng 0,2 điểm phần trăm. Vào tháng 2, khi virus lan rộng hơn, tổng doanh thu trên phòng có sẵn giảm 50,7% so với cùng

Việc thiếu doanh thu đi ngược lại với bối cảnh tiết kiệm chi phí là kết quả chính của việc đóng cửa khách sạn và cắt giảm nhân viên. Vào tháng đó, chuỗi khách sạn Hilton tuyên bố đóng cửa 150 khách sạn tại Trung Quốc, trong đó có bốn khách sạn ở Vũ Hán. Chi phí lao động đã giảm 41,1% so với cùng kì, theo tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu, do doanh thu giảm rất lớn. Tổng lợi nhuận giảm 149,5% so với cùng kì trong tháng. 

Toàn bộ Trung Quốc đại lục đã chịu thiệt hại nặng nề vào tháng 2 với tỉ lệ lấp đầy phòng khi giảm xuống chỉ còn một con số. Doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) giảm 89,4% so với cùng kì, cũng giống như các chuỗi khách sạn lớn trên toàn cầu. Marriott cho biết doanh thu trên mỗi phòng tại các khách sạn của họ ở Trung Quốc đã giảm gần 90% so với cùng kì năm ngoái. 

Tổng doanh thu trong tháng 2 đã giảm gần 90% xuống còn 10.41 USD trên mỗi phòng có sẵn. Tổng lợi nhuận trong tháng bị âm ở mức - 27.73 USD trên cơ sở phòng có sẵn, giảm 216,4% so với cùng kì năm trước. 

Tác động của Covid-19 lên lợi nhuận ngành công nghiệp khách sạn tại châu Á - Ảnh 1.

Các chỉ số hiệu suất lãi và lỗ - Trung Quốc (tính bằng đơn vị USD) theo dữ liệu của HotStats. (Ảnh: chụp màn hình)

Giống như dự đoán, Bắc Kinh và Thượng Hải đã cho thấy kết quả tương tự. Lợi nhuận ở cả 2 thành phố giảm xuống con số âm, khoảng – 40 USD trên cơ sở phòng có sẵn. 

Trên khắp châu Á, xu hướng dữ liệu doanh thu khách sạn đi xuống đã cho thấy sự "nghiệt ngã" nếu không muốn nói là "khiêm tốn hơn". Hàn Quốc là đất nước được ca ngợi vì khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus, đã đạt tỉ lệ lấp đầy 43% trong tháng 2, thấp hơn 21 điểm phần trăm so với cùng thời điểm một năm trước. 

Đáng chú ý, tỉ lệ trung bình của nước này thực sự tăng 2,1% so với cùng năm ngoái và chi phí lao động trên cơ sở phòng có sẵn đã giảm 14,1% (kết quả có thể xảy ra từ việc nghỉ phép và cắt giảm nhân viên) nhưng tổn thất lớn trong việc lưu trú khách sạn đã khiến tổng doanh thu giảm xuống -107% so với cùng kì năm ngoái.

Tương tự như vậy, Singapore cũng là nước được đánh giá cao trong việc kiểm soát sự lây lan của virus, khi đã nhanh chóng giám sát, phát hiện và cách li bệnh nhân. Điều này cho thấy việc lưu trú khách sạn có giảm nhưng doanh thu từ phòng lưu trú, nhà hàng và quầy bar của khách sạn đã giảm mạnh, khiến cho tổng doanh thu trên phòng có sẵn đã giảm xuống 48% so với cùng kì. 

Mặc dù, tổng doanh thu giảm đi và được bù đắp bằng tổng tiết kiệm chi phí, nhưng gần như điều đó không đủ để ngăn chặn sự sụt giảm lợi nhuận đến 80,1% so với cùng kì. Châu Á là là châu lục đầu tiên trải qua các "cú sốc" mang tính hệ thống do virus corona gây ra. 

Châu Âu và Mỹ hiện đang cảm nhận được mức độ nghiêm trọng thực sự của điều này. Mặc dù dữ liệu tháng 2 đã giảm xuống nhưng dữ liệu của tháng 3 được kì vọng là sẽ chỉ giống như dữ liệu tháng 2 của châu Á. 

Châu Âu 

Để nhấn mạnh ảnh hưởng của virus, dữ liệu của toàn bộ châu Âu trong tháng 2 đã không thể hiện sự tiêu cực đáng kể so với châu Á. Tổng doanh thu phòng có sẵn ảm đạm trong khi tổng doanh thu trên mỗi phòng có sẵn và tổng lợi nhuận hoạt động trên mỗi phòng có sẵn thực sự tăng trưởng tích cực lần lượt là 0,3% và 1,6%. 

Các chủ khách sạn ở châu Âu sẽ sẵn sàng đưa những con số này tiến lên phía trước, nhưng thực tế là châu lục này chỉ tụt lại sau châu Á qua các tuần và dữ liệu có thể sẽ phản ánh điều này vào tháng 3. 

Tác động của Covid-19 lên lợi nhuận ngành công nghiệp khách sạn tại châu Á - Ảnh 3.

Các chỉ số hiệu suất lãi và lỗ - Châu Âu (tính bằng đơn vị EUR) theo dữ liệu của HotStats. (Ảnh: chụp màn hình)

Theo Đại học Johns Hopkins, Italy hiện chỉ đứng sau Trung Quốc về số ca nhiễm virus corona được thống kê. Các trường hợp được phát hiện đầu tiên ở Italy là vào ngày 31/1. Đến tháng 2, ngành dịch vụ khách sạn ở nước này mới cảm thấy "sức nặng" của sự lây lan virus. 

Doanh thu trên một phòng có sẵn đã giảm 9,2% so với cùng kì, gần như không có sự thay đổi lớn nào được thấy ở châu Á, nhưng lợi nhuận trên phòng có sẵn đã giảm 46,2% so với cùng kì. Đây là kết quả của sự thiếu hụt doanh thu, tổng chi phí trên cơ sở phòng có sẵn đã giảm 5,2% so với cùng kì. 

Ở London, tỉ lệ lưu trú đã giảm 2,4 điểm phần trăm trong tháng, nhưng tỉ lệ trung bình tăng dẫn đến tăng trưởng doanh thu trên mỗi phòng có sẵn và tổng doanh thu trên phòng có sẵn tích cực, cả hai đều tăng 0,5% so với cùng kì. Lợi nhuận trên phòng có sẵn ổn định so với cùng kì năm ngoái do được bù đắp bằng tăng trưởng chi phí âm.

Mỹ

Phần lớn đã được tạo ra từ phản ứng của Mỹ đối với virus corona. Trường hợp đầu tiên nhiễm virus được xác nhận vào ngày 20/1 ở phía Bắc Seattle. Nó lan rộng từ đó. 2 tháng sau, Mỹ có hơn 50.000 trường hợp được xác nhận. Đối với châu Âu, tác động của đại dịch đối với ngành dich vụ nhà hàng - khách sạn là rất đáng kể. Đây là một cảm xúc không hề vui vẻ chút nào khi mà các CEO của các công ty khách sạn phải trải qua. Họ đã than vãn về sự sụt giảm doanh thu và buộc cho nhân viên nghỉ phép và cắt giảm nhân sự. 

Ở Mỹ, dữ liệu tháng 2 không ngoài ngoại lệ. Nó ảm đạm trước "cơn bão virus" tháng 3. Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn trong tháng đã giảm 0,8% so với cùng kì, điều này góp phần làm tổng doanh thu trên phòng có sẵn giảm nhẹ 0,2% so với năm ngoái. Lợi nhuận trên phòng có sẵn trong tháng đã giảm 0,6% so với cùng kì, ngay cả khi tổng chi phí trên phòng có sẵn giảm 0,6% so với cùng kì.

Tác động của Covid-19 lên lợi nhuận ngành công nghiệp khách sạn tại châu Á - Ảnh 4.

Các chỉ số hiệu suất lãi và lỗ - Mỹ (tính bằng USD) theo dữ liệu của HotStats. (Ảnh: chụp màn hình)

Seattle (nơi bệnh nhân số 0 ở Mỹ được phát hiện) đã có một tháng 2 với lợi nhuận tăng đáng kể. Lợi nhuận trên phòng có sẵn tăng 7,3% so với cùng kì, do tăng doanh thu cùng với việc giảm thiểu chi phí. Tổng chi phí nhân công khách sạn tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu đã giảm 0,6 điểm phần trăm và chi phí tiện ích giảm 8,8% so với cùng kì. 

New York cũng đạt được một thành tựu tích cực tương tự. Lợi nhuận trên phòng có sẵn đã tăng 15%, nhưng giá trị đồng đô la tuyệt đối vẫn âm ở mức -3,38. Tháng 2 là tháng hoạt động tồi tệ nhất trong năm đối với ngành công nghiệp khách sạn của New York trên cơ sở thời vụ và trên các cơ sở số liệu doanh thu với lợi nhuận ròng.

Kết luận

Không hề nói quá khi cho rằng chưa có sự kiện nào trong lịch sử thế giới có tác động sâu rộng đến ngành khách sạn toàn cầu như đại dịch virus corona. Một ngày nào đó, tác động của virus sẽ không còn bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng cho tới lúc đó, việc đưa ra những dự đoán về các chỉ số hiệu suất trong tương lai giống như một việc vô ích. Các cá nhận doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này bây giờ hơn bao giờ hết cần tham khảo dữ liệu để hiểu bối cảnh hiện tại và điều chỉnh kinh doanh phù hợp. 

Có những tháng ngày khó khăn phía trước và bạn sẽ khó tìm được "người lúc nào cũng lạc quan" trong số chúng ta. Nhưng điều này rồi cũng sẽ qua. Hãy xem nó như là sự kết thúc vang dội của một chu kì kéo dài và bắt đầu một chu kì mới và hãy sẵn sàng cho sự phục hồi trở lại.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.