Tại sao ăn nhanh sẽ lắm bệnh?

Thói quen ăn nhanh làm tăng nguy cơ bị tiểu đường và góp phần phát triển các bệnh nghiệm trọng. Vậy làm thế nào để ăn chậm?

tai sao an nhanh se lam benh Ngăn ngừa đau tim và đột quỵ bằng cách ăn chuối mỗi ngày
tai sao an nhanh se lam benh Thịt đỏ, cách ăn để tránh hại
tai sao an nhanh se lam benh Thiếu chất, thiếu máu, suy nhược cơ thể do ăn chay không đúng phương pháp

Thói quen ăn nhanh làm tăng nguy cơ bị tiểu đường và góp phần phát triển các bệnh nghiệm trọng. Vậy làm thế nào để ăn chậm?

tai sao an nhanh se lam benh

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng, ăn nhanh có liên quan trực tiếp đến tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường đề kháng insulin. Trong vòng 1 tháng các nhà nghiên cứu đã quan sát 200 tình nguyện viên. Kết quả cho thấy những người ăn nhanh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp đôi. Và sau 10 năm, bệnh tiểu đường phát triển ở 1/2 số người có thói quen ăn uống vội vàng đó.

Chuyên gia dinh dưỡng Julia Chekhonina – Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng, công nghệ sinh học và an toàn thực phẩm Liên Bang Nga giải thích về mối quan hệ giữa thói quen ăn nhanh và tình trạng xấu đi của sức khỏe, cũng như làm thế nào để loại bỏ được nó:

20 phút để no

Trước hết, thói quen ăn nhanh có thể dẫn đến thừa cân và béo phì. Còn tiểu đường tuýp 2 là biến chứng thường gặp nhất của thừa cân và béo phì.

Sự hình thành cảm giác no diễn ra ít nhất là 20 phút kể từ khi bắt đầu ăn. Do vậy nếu chúng ăn trong thời gian 20 phút, chúng ta sẽ cảm thấy ăn đủ và dừng lại kịp thời. Còn khi bạn ăn quá nhanh, dạ dày đã đầy, nhưng bạn chưa cảm giác no. Lượng thức ăn thừa tiếp tục được cung cấp cho dạ dày cho đến khi bạn cảm thấy no và ăn chậm hơn. Lúc này đã là quá muộn. Lượng thức ăn thừa - đó là lượng calo dư thừa, được lưu trữ dưới dạng chất béo dự trữ.

Vì vậy, thường xuyên ăn quá nhiều sẽ dẫn tới thừa cân, bệnh tiểu dường. Liên quan đến chứng béo phì không chỉ là bệnh tiểu đường. Nó có thể khiến cao huyết áp, cholesterol cao.

Làm thế nào để học cách ăn chậm và không ăn quá nhiều?

- Cố gắng không bỏ bữa sáng. Nếu không bạn có thể vớ ngay lấy cái gì ăn khi quá đói, hoặc ăn quá vội vàng và quá nhiều trong bữa trưa, bữa tối.

Nếu bạn không kịp để ăn bữa sáng đầy đủ, hãy ăn một chút cũng được (2-3 thìa cháo, phô mai, trứng ốp). Điều đó tốt hơn là bạn nhịn bữa sáng và đi làm với cái bụng trống rỗng.

- Ăn trưa tốt hơn cả là bắt đầu với các món lỏng, nóng. Nó sẽ giúp tiêu tốn của bạn vài phút ăn. Thêm vào đó, nó có lượng calo thấp, đồng thời lại làm đầy dạ dày.

- Hai giờ trước khi đi ngủ, bạn có thể uống một loại sữa chua hoặc ăn một món súp nóng.

- Đừng xem tivi hoặc sử dụng internet khi ăn, vì như vậy bạn không kiểm soát được lượng thực phẩm đưa vào cơ thể.

- Ăn bằng thìa, dĩa nhỏ. Tốt hơn cả là cho thức ăn vào bát, đĩa nhỏ để hạn chế ăn quá nhiều.

- Đừng quên ăn nhẹ giữa bữa sáng, trưa và tối. Điều này sẽ giúp bạn tránh được cảm giác đói. Nghỉ giữa bữa ăn không được quá 3-4 giờ. Các sản phẩm thích hợp nhất cho một bữa ăn nhẹ là sữa chua, trái cây.

- Tránh thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ, khoai tây chiên, kẹo, hạt, bánh mì và các loại "khô chất béo" khác.

- Dạy cho trẻ con thói quen ăn chậm.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.