Đối với những người bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, ít chất béo, calo nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe. Các thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn là trái cây, rau củ và ngũ cốc.
(Ảnh minh họa: Boldsky) |
Bệnh nhân tiểu đường vẫn cần đảm bảo ít nhất ba bữa một ngày và vào đúng khung giờ nhất định. Điều này sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn dù tự sản xuất hay dùng thuốc tiêm insulin.
Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống dựa trên tình trạng sức khỏe, khẩu vị và lối sống hoặc tìm cách cải thiện thói quen, ví dụ như lên khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu và mức độ hoạt động.
Những thực phẩm được khuyên dùng dành cho bệnh nhân tiểu đường gồm:
1. Thực phẩm có chứa carbohydrate tốt
Trong quá trình tiêu hóa, đường đơn giản chuyển thành glucose và được hấp thụ vào máu. Vì vậy, bạn nên dùng các thực phẩm có chứa carbohydrate lành mạnh như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu (đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng) và các sản phẩm từ sữa ít béo.
(Ảnh minh họa: Healthline) |
2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có thể điều hòa và kiểm soát lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, trái cây, các loại hạt, các loại đậu (đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng), bột mì và cám lúa mì.
3. Những loại cá tốt cho tim mạch
Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn ít nhất hai bữa cá mỗi tuần. Cá là thực phẩm tốt có thể thay thế cho chế phẩm từ thịt chứa nhiều chất béo như cá tuyết, cá ngừ và cá bơn có ít chất béo, chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt và gia cầm.
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi giàu axit béo omega-3, giúp tăng cường sức khỏe tim. Trong khi đó, bạn nên tránh cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngói, cá kiếm và cá thu vua, đồng thời hạn chế biến theo kiểu chiên, rán.
4. Chất béo tốt
Thực phẩm chứa chất béo không no đơn nguyên và không bão hòa có thể giảm lượng cholesterol của bạn. Những thực phẩm này bao gồm bơ, hạnh nhân, quả hồ đào, quả óc chó, ô liu và cải dầu, dầu ô liu và đậu phộng. Tuy nhiên, bạn không quá lạm dụng bởi tất cả các chất béo đều chứa nhiều calo.
(Ảnh minh họa: Ndtv) |
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, nếu bạn bị đái tháo đường, bạn nên cân nhắc tránh xa những thực phẩm dưới đây:
- Chất béo bão hòa: Các sản phẩm chứa nhiều chất béo và protein động vật như thịt bò, xúc xích, xúc xích và thịt xông khói.
- Chất béo chuyển hóa có trong đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn, shortening (nguyên liệu làm bánh).
- Cholesterol: Cholesterol thường có trong các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật nhiều chất béo, lòng đỏ trứng, gan và các loại nội tạng. Bạn không nên tiêu thụ quá 200 miligam (mg) cholesterol mỗi ngày.
- Muối: Đối với người bị bệnh tiểu đường, cơ thể không nên tiếp nhận quá 2.300 mg natri mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn là người bị cao huyết áp, bạn không nên dùng quá 1.500 mg natri mỗi ngày.
Bên cạnh việc kiểm soát lượng đường trong máu, chế độ ăn dành cho bệnh nahan tiểu đường cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
XEM THÊM
Nghệ sĩ Anh Tú qua đời vì bệnh tiểu đường: Biến chứng của bệnh nguy hiểm khó lường
Sau nhiều năm bị bệnh tiểu đường, ngày hôm qua, 20/12, NSND Anh Tú đã qua đời vì biến chứng của bệnh. |
Nguy cơ đột quỵ vào mùa đông: Người bị tiểu đường nên cẩn trọng
Mùa đông, nhất là khi thời tiết rét đậm, rét hại những người tiền sử tiểu đường có nguy cơ đột quỵ do những thói ... |
5 loại thức ăn nhẹ rất tốt cho người bị tiểu đường
Điều chỉnh lượng đường trong máu là điều rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng ... |
Loại thuốc mới ngăn chặn nguy cơ mù lòa do bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học Úc đã phát triển một loại thuốc mới điều trị cho những người bị bệnh võng mạc tiểu đường - nguyên ... |
‘Cú đêm’ có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường
Nếu là một “cú đêm”, thường xuyên thức khuya và không thể dậy sớm vào ngày hôm sau thì bạn sẽ có nguy cơ bị ... |