Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ cho bà bầu | |
Trẻ có thể mắc bệnh tim, thiếu cân nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ | |
Cứu sống thai phụ hôn mê do đái tháo đường thai kỳ |
Theo dõi thai kỳ sát sao là một trong những cách phát hiện sản phụ có mắc tiểu đường thai kỳ hay không. |
Ăn nhiều, stress là nguy cơ gây đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ nếu xảy ra ngay khi mang thai, hoặc trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, có thể gây dị tật thai nhi và sảy thai. Ngoài ra, còn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng với bà mẹ và thai nhi như: thai quá to, thai chết lưu, có nguy cơ bé sau khi ra đời thừa cân, béo phì...
Trao đổi với Gia Đình Mới, GS TS Tạ Văn Bình – Chủ tịch Hội giáo dục người bệnh đái tháo đường Việt Nam cho biết: “Dân gian vẫn có câu: chửa là cửa mả. Riêng với đái tháo đường, trong quá trình mang thai, nội tiết người phụ nữ thay đổi rất lớn”.
Chính vì sự thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ dẫn đến tăng đề kháng với insulin, làm cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu. Đặc biệt những người có bệnh sử gia đình bị tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh này khá cao.
Ngoài ra, theo GS TS Tạ Văn Bình, tỉ lệ gia tăng bệnh tiểu đường thai kỳ còn phụ thuộc vào lối sống của người phụ nữ. Trong đó, sai lầm của chế độ ăn uống, hoạt động thể lực tác động rất lớn tới nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ mang thai thường có suy nghĩ ăn nhiều, ăn cho hai người, bổ sung các sản phẩm giàu chính dinh dưỡng. Vô tình, đó lại là điều gây hại cho sức khỏe cả mẹ và con.
GS TS Tạ Văn Bình chia sẻ: “Khi ăn nhiều, năng lượng cung cấp nhiều mà phụ nữ không hoạt động thể lực, thải năng lượng ít thì chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành năng lượng bất lợi.
Bên cạnh đó, stress cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý trên. Thời đại ngày nay, stress vô cùng đáng sợ, nó đi vào cả giấc ngủ cho mọi người, từ việc cạnh tranh về lối sống, công việc, quan hệ…”
Ngoài ra, theo bác sĩ, ngày nay với sự phát triển của y tế, kiến thức xã hội, nhiều người quan tâm tới sức khỏe sinh sản nên khám và phát hiện ra bệnh lý khá nhiều. Cũng như, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh mở rộng hơn trước, giờ đây, chỉ cần 1/3 kết quả dương tính đã được xét là bệnh lý.
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh lý đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, mà còn để lại nhiều hậu quả trên thai nhi, thậm chí những hậu quả này sẽ tồn tại lâu dài ngay cả sau khi em bé chào đời.
Với nhiều người, sau khi sinh, nội tiết ổn định, bệnh tự mất nhưng nếu không ăn uống, hoạt động hợp lý, bệnh có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2. Ngoài ra, ngay trong quá trình mang thai, mẹ và bé cũng có thể bị ảnh hưởng nhiều tiêu cực từ bệnh.
Bệnh khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng thận, quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê…
Phù chân có thể là tín hiệu không tốt với mẹ bầu bị tiểu đường. |
Về phía thai nhi, đái tháo đường thai kỳ sẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ). Thai quá to có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay…
Thậm chí, thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da…đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.
Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo rằng 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời là quãng thời gian quan trọng, có yếu tố quyết định chất lượng sức khỏe của mỗi đứa trẻ. Quãng thời gian này được tính ngay từ lúc mầm sống đầu tiên được hình thành trong bụng mẹ, bao gồm cả giai đoạn mang thai.
Vì vậy, bất kì bất thường nào về sức khỏe xảy ra với thai phụ trong thai kỳ đều có thể trở thành những nguy cơ đối với thai nhi và để lại những hệ lụy sau này. Cho nên, tất cả phụ nữ có thai đều nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết (OGTT) uống 75 gram glucose để tầm soát và kịp thời phát hiện, điều trị tiểu đường.
Bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi… và hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo để hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường.
Nguy cơ cụt chân do biến chứng tiểu đường
Đi lại ở hành lang Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, người đàn ông 65 tuổi dần quen với di chuyển trên bàn ... |
Ăn sáng sớm rất quan trọng với người bệnh tiểu đường týp II
Thức đêm và ăn sáng muộn ảnh hưởng chỉ số khối cơ thể (BMI) ở người bệnh tiểu đường týp II, theo nghiên cứu ĐH ... |
Công bố mới về thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường
Một quả táo mỗi ngày thật sự ngăn chúng ta đến "thăm" bác sĩ. Các hướng dẫn về sức khỏe mới còn cho thấy ăn ... |
Lối sống 14:37 | 11/05/2019
Lối sống 15:22 | 01/05/2019
Lối sống 11:34 | 10/04/2019
Lối sống 13:00 | 06/01/2019
Lối sống 12:00 | 27/09/2018
Lối sống 23:00 | 12/09/2018
Lối sống 03:00 | 29/08/2018
Lối sống 03:25 | 10/08/2018