Tăng khả năng khai thác đường giao thông nông thôn

Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Bùi Văn Khánh nhấn mạnh, mục tiêu của Hòa Bình trong thời gian tới là nâng cao khả năng khai thác của đường giao thông nông thôn trên địa bàn.

Ngày 22/4, tại hội nghị tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017 - 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Bùi Văn Khánh nhấn mạnh, mục tiêu của Hòa Bình trong thời gian tới là nâng cao khả năng khai thác của đường giao thông nông thôn trên địa bàn.

Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tăng khối lượng cứng hoá bằng bê tông xi măng đường giao thông nông thôn.

Năm 2025, Hòa Bình phấn đấu có ít nhất 70% số xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí số 2 về giao thông thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 100% cấp huyện, xã có bố trí kinh phí và tổ chức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường giao thông nông thôn huyết mạch.

thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án giai đoạn 2021 - 2025; huy động mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Bùi Văn Khánh chỉ đạo, các tuyến đường có yêu cầu kỹ thuật không cao, sẵn thiết kế mẫu và khu vực tập trung đông dân cư thì ưu tiên thực hiện bằng hình thức "Nhà nước hỗ trợ, nhân dân tự làm". Tuyến đường có yêu cầu kỹ thuật cao, qua khu vực dân cư thưa thớt thì sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ toàn bộ chi phí.

Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng Đề án cứng hoá đường giao thông tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn tỉnh - Chủ tịch tỉnh Bùi Văn Khánh yêu cầu.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ Hoàng Thị Thu Hằng chia sẻ, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tập trung vào một số nọi dung như: kinh phí hỗ trợ cho Đề án từ ngân sách địa phương còn hạn hẹp nên khối lượng thực hiện của phần ngân sách còn thiếu; huy động nguồn lực ở một số xã còn khó khăn và duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đối với các tuyến đường huyện, xã còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tuyến đường nhanh bị xuống cấp sau đầu tư xây dựng.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hoà Bình Bùi Đức Hậu đề xuất, cần hỗ trợ kinh phí đối ứng thực hiện cứng hóa hoàn thành 15,41 km đường còn lại của Đề án giai đoạn 2017 - 2020; tăng cường duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đối với các tuyến đường huyện, xã nhanh bị xuống cấp sau đầu tư xây dựng; tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về giao thông cho một số xã khi thực hiện bằng hình thức “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân tự làm”.

Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017 - 2020 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình phê duyệt tại Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 và được điều chỉnh tại Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 với tổng khối lượng thực hiện 977 km. Tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng.

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các huyện, thành phố, tổng số km đường giao thông nông thôn được cứng hoá bằng bê tông xi măng và đá dăm láng nhựa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2020 là 1.061 km với tổng kinh phí trên 2.300 tỷ đồng.

Đề án thực hiện lồng ghép từ nhiều chương trình như: Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135)... cơ bản hoàn thành với khối lượng vượt 84 km so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được nhựa hoá, bê tông hoá tăng từ 36,43% vào cuối năm 2016 lên 57% vào cuối năm 2020...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.