Thanh Hóa duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị Cẩm Vân

Tổng diện tích lập quy hoạch đô thị Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy khoảng 2.999 ha, trong đó, xã Cẩm Tân khoảng 1.459 ha và xã Cẩm Vân khoảng 1.539 ha.

 Một góc huyện Cẩm Thủy hiện nay. (Ảnh: Báo Đấu Thầu)

Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Cẩm Tân và xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy. Phía bắc giáp các xã Cẩm Ngọc và Cẩm Phú; phía nam giáp các xã Vĩnh Quang và Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc; phía đông giáp xã các Yên Lâm và Quý Lộc, huyện Yên Định; phía tây giáp các xã Cẩm Yên và Cẩm Tâm.

Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 2999 ha (gồm xã Cẩm Tân: 1459 ha; xã Cẩm Vân: 1539 ha). Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 16.500 người; đến năm 2045 khoảng 21.100 người.

Chức năng của đô thị Cẩm Vân là đô thị loại V, có chức năng là trung tâm kinh tế tiểu vùng phía đông nam của huyện Cẩm Thủy; phát triển đô thị gắn với dịch vụ thương mại, nông nghiệp hữu cơ và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề sản xuất nông lâm nghiệp. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam huyện Cẩm Thủy và khu vực lân cận.

Về định hướng phát triển không gian đô thị, tỉnh sẽ nghiên cứu khai thác, kết nối với các hạ tầng kỹ thuật đầu mối quốc gia như quốc lộ 217 nối Vĩnh Lộc - Cẩm Thủy - Bá Thước; đường 518B hữu ngạn sông Mã; quy hoạch đường nối quốc lộ 217 - 217B nối Yên Định - Cẩm Thủy - Thạch Thành nhằm tạo sự liên kết với các đô thị và hệ thống hạ tầng khung xung quanh, mở ra hướng phát triển mới cho đô thị.

Đối với nguồn vốn, kinh phí thực hiện quy hoạch sẽ được đầu tư từ ngân sách huyện Cẩm Thủy và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây cũng đã có quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc đến năm 2030. Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 1.515 ha.

Ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Phúc. Phía bắc giáp xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long; phía nam giáp xã Ninh Khang; phía đông giáp xã Vĩnh Hưng; phía tây giáp xã Quý Lộc, huyện Yên Định.

Về tính chất, đây là trung tâm hành chính - kinh tế, văn hóa - xã hội; đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa của huyện Vĩnh Lộc và vùng phụ cận. Là đô thị cận di sản, hỗ trợ phát huy giá trị di sản thế giới; trung tâm dịch vụ thương mại và du lịch gắn với Thành Nhà Hồ.

Ngoài ra, đây còn là khu du lịch sinh thái, làng xóm hiện hữu, đất dự trữ phát triển đô thị, đất nông nghiệp đô thị. Dự báo dân số đến năm 2025 khoảng 16.500 người, đến năm 2030 khoảng 20.000 người.

Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 520 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 330 ha. Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 630 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 360 ha.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.