Ngày 27/6 tại TP HCM, ông Đoàn Nguyễn đã có cuộc gặp chia sẻ thông tin về dự án truyện tranh trực tuyến, vốn được xem là có tiềm năng mạnh tại Việt Nam sau khi được các nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia hợp tác lâu dài.
Theo ông Đoàn Nguyễn, với quy mô thị trường Webtoon Hàn Quốc đạt gần 1 tỷ USD và không ngừng tăng trưởng từ 2018, đại dịch Covid-19 lại giúp ngành truyện tranh online nói riêng và giải trí trực tuyến nói chung thêm nhiều tín hiệu tích cực.
Trong đó, ngành truyện tranh trực tuyến lại tăng doanh số rất nhiều nhờ và các lợi thế bao gồm hạ tầng công nghệ, kết nối online và sáng tạo nội dung độc lập.
Đáng lưu ý, thông qua ứng dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực mới mẻ này, người sáng tác nội dung truyện tranh được bảo vệ tác quyền, minh bạch trong việc phân chia lợi nhuận, giúp tăng doanh thu nhiều hơn, bên cạnh giảm chi phí cho người sử dụng. Điều này được cho là hưởng lợi từ mô hình kinh tế chia sẻ, vốn đang được Netflix, Grab hay Airbnb... triển khai khá tốt tại Việt Nam trong xu hướng kết nối IoT dần phổ dụng.
Nhấn mạnh nội dung là thế mạnh, Ramic Webtoon cũng đã ký kết hợp tác với 5 nhà xuất bản truyện tranh lớn ở Hàn Quốc bao gồm Facon, Manafan, Aurum media, PlayC và Prism Media để cùng phát triển dự án, đây được cho là một lợi thế khi phát triển thị trường lẫn thu hút cộng đồng và người dùng.
Tại Việt Nam, đã xuất hiện nhiều nền tảng tham gia vào thị trường này, thúc đẩy nội dung webtoon có bản quyền đa dạng hơn nhằm thu hút cộng đồng truyện tranh trực tuyến trong bối cảnh tiềm năng mạnh và thị trường có sức bật tốt.
Theo kế hoạch, nhà đầu tư Ramic sẽ mở rộng phát triển mạnh thị trường Đông Nam Á và tập trung vào cộng đồng đam mê văn hóa truyện tranh Hàn Quốc nói chung và phong cách Manhwa nói riêng.
Riêng tại Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được một triệu lượt xem sau khi ra mắt nền tảng Webtoon trên thiết bị di động trong năm 2021 và 5 triệu lượt đăng ký trong năm 2022", ông Đoàn Nguyễn cho biết.