Khi công nghệ blockchain đáp ứng được mọi yêu cầu về xác minh, bảo mật và chia sẻ dữ liệu, nền tảng này trở thành công cụ lí tưởng để kiểm soát các giao dịch đa phương, liên tổ chức và xuyên biên giới.
Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp trên toàn cầu đã tiến hành nghiên cứu công nghệ mới này với hàng ngàn tài liệu học thuật nhưng việc triển khai trực tiếp vẫn bị trì hoãn do các thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ, quản trị và mô hình kinh doanh. Qui định của chính phủ cũng là yếu tố cản trở việc áp dụng rộng rãi công nghệ blockchain.
Đại dịch Covid-19 bất ngờ trở thành bối cảnh lí tưởng để xóa bỏ các trở ngại trong áp dụng blockchain. Loại virus là đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bộc lộ những điểm yếu, chặn đứng hoạt động khai thác tài nguyên ở những nơi cần thiết nhất.
Các giải pháp blockchain đã được phát triển trong nhiều năm giờ đây được tái sử dụng và tận dụng triệt để để giải quyết những thách thức này, theo Harvard Business Reivews.
Từ năm 2013, James Allen Regenor tại USAF đã xây dựng một nền tảng hỗ trợ blockchain để mua và bán các bộ phận in 3D, có thể hướng dẫn in cũng như các bộ phận được sản xuất theo truyền thống sẽ được quét và gắn các số nhận dạng theo dõi riêng biệt.
Sau đó, ông thành lập VeriTX vào năm 2019 để đưa nền tảng này ra thị trường. Regenor đã xây dựng một quy trình sản xuất phi tập trung cho phép khách hàng có thể đặt mua và in các linh kiện riêng lẻ như thiết bị y tế, hướng dẫn sử dụng. Công nghệ blockchain ở đây đảm bảo được hướng dẫn thiết kế và chống hàng giả.
Khi nhận ra rằng nền tảng của mình có thể hỗ trợ cải thiện những thiết bị y tế cần thiết để ngăn chặn dịch COVID-19, Regenor ngay lập tức thành lập một công ty mới vào tháng 3/2020.
Ông nhanh chóng tập hợp một mạng lưới đối tác toàn cầu và chỉ trong 12 ngày, Lầu Năm Góc đã kí hợp đồng chuyển đổi nguồn cung cấp máy ngăn thở khi ngủ thành máy trợ thở với công ty này. Dự kiến lô hàng mới sẽ có mặt tại các bệnh viện vào giữa tháng 5/2020.
Không chỉ các công ty khởi nghiệp mới nhanh nhẹn tận dụng giải pháp blockchain để chống đại dịch. Các tổ chức lớn như WHO, các tập đoàn toàn cầu như IBM, Oracle, Microsoft và các công ty công nghệ khác, các cơ quan chính phủ cũng đang hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu mở dựa trên blockchain có tên là MiPasa.
Nền tảng mới này do công ty blockchain HACERA xây dựng nhằm mục đích phát hiện nhanh chóng và chính xác các tàu sân bay có người nhiễm COVID-19 và các điểm nóng lây nhiễm trên toàn thế giới. MiPasa sẽ chia sẻ thông tin an toàn giữa các cá nhân, bệnh viện và chính quyền để hỗ trợ phân tích sức khỏe cộng đồng.
Bằng cách cho phép các tổ chức và công ty y tế toàn cầu cộng tác và chia sẻ thông tin một cách an toàn cũng như đảm bảo quyền riêng tư tối đa, MiPasa sẽ trở thành một công cụ quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh.
Tại Hà Lan, công ty khởi nghiệp công nghệ Tymlez đang hợp tác với chính phủ để sử dụng công nghệ mô hình mạng mới thiết kế nhằm lập bản đồ và phân tích chuỗi cung ứng y tế. Điều này cung cấp nền tảng cho một thị trường phi tập trung theo công nghệ blockchain.
Để sử dụng blockchains và các công nghệ khác theo định hướng tích cực và tốt nhất, các nhà lãnh đạo đang lo ngại và tìm cách cải thiện quyền riêng tư dữ liệu cũng như minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu.
Các cuộc khủng hoảng trên diện rộng như đại dịch Covid-19 có thể xói mòn và thu hẹp quyền tự do cá nhân. Sức mạnh của blockchain là khả năng chia sẻ dữ liệu mà không tiết lộ thông tin cá nhân nên những nền tảng mới như MiPasa, Tymlex và Civilitas cần phát huy tối đa giá trị sử dụng trong khi không vướng phải những bê bối về quyền riêng tư như những gì ứng dụng Zoom đang phải đối mặt.