Thói quen xấu của bố mẹ vô tình 'đầu độc' con

Trẻ không thể phát triển bình thường, chứ chưa nói đến là thông minh, vượt trội nếu những thói quen xấu của bố mẹ vẫn cứ tiếp diễn.

Thói quen xấu của bố mẹ giống như loại độc tố nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị “nhiễm độc” về sức khỏe, hành vi và nhân cách sau này.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con
Chính bố mẹ đang "đầu độc" con bằng những thói quen xấu mà không biết.

Đâu cần đợi đến khi có Pokemon Go, mới xuất hiện “thế hệ cúi đầu”

Câu nói quen thuộc: “Đợi một chút, bố/mẹ chơi nốt ván này đã”.

Còn nhớ thời điểm trò chơi Pokemon Go xuất hiện, nó đã “càn quét” giới trẻ đến thế nào. Dần dần độ phủ sóng của nó rộng đến mức nhà nhà chơi Pokemon Go, người người chơi Pokemon Go. Người chơi nghiện cho này đến mức cả ngày chỉ có mỗi việc dán mặt vào màn hình điện thoại, không màng quan tâm đến thế giới xung quanh. Chính những người làm bố làm mẹ như chúng ta cũng lên tiếng chỉ trích, ngán ngẩm với “thế hệ cúi đầu” đó. Chúng ta mạnh miệng nói nhưng đâu biết rằng bản thân mình cũng nằm trong số đó.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

“Thế hệ cúi đầu” rồi cũng sinh ra những “thế hệ cúi đầu” khác. Trông con dễ mà, chơi với con có gì khó! Chỉ cần đưa cho nó chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh là nó sẽ ngồi im re ngoan ngoãn, còn bố mẹ thảnh thơi lướt web, facebook, đọc báo…

Ai cũng hiểu tường tận những ảnh hưởng mà thiết bị điện tử mang đến cho sức khỏe, tâm lý và quá trình phát triển của trẻ. Nhưng hiểu thôi chưa đủ, cần phải hành động và thay đổi nữa, những ông bố bà mẹ thời hiện đại ạ!

So sánh con mình với “con nhà người ta”

Câu nói quen thuộc: “Con xem con nhà người ta kìa”.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

So sánh con mình với con “nhà người ta” không hề có tác dụng khích lệ trẻ, nêu tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Việc thường xuyên bị so sánh hơn thua sẽ hình thành trong trẻ tâm lý ganh đua, đố kỵ. Trẻ không vui, cảm thấy bất an, giận dữ hoặc nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Điều này vô tình tách trẻ khỏi gia đình, khiến trẻ tự ti và có thể trầm cảm, ngại giao tiếp, tiếp xúc với bên ngoài. Con trẻ có thể yếu ở lĩnh vực này, nhưng cũng có thể nổi bật ở một lĩnh vực khác. Rất khó để định nghĩa về một đứa trẻ thông minh, giỏi giang. Đâu phải cứ học sinh giỏi, điểm cao, hạnh kiểm tốt là thông minh, nên người. Cách tốt nhất là so sánh từng giai đoạn phát triển của chính bản thân trẻ và xem con có tiến bộ từng ngày hay không.

Bố mẹ “Cái gì cũng không biết”

Câu nói quen thuộc: “Bố/mẹ không biết đâu”.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

Một trong những điều làm mất hứng thú của con trẻ là khi vừa thắc mắc bất cứ vấn đề gì, đã nhận ngay câu trả lời: “Bố/mẹ không biết”. Trẻ đanh hào hứng tìm hiểu thì bị tạt một gáo nước lạnh. Gáo nước lạnh này chôn vùi mong muốn tìm tòi, ham học hỏi của trẻ. Trẻ dần sẽ không còn hứng thú với việc tìm hiểu, lý giải về các sự vật, hiện tượng. Hãy cố giảng giải cho trẻ. Trong trường hợp không hiểu biết rõ về vấn đề trẻ thắc mắc, bố mẹ nên đưa ra gợi ý, đường hướng để trẻ tiếp tục có cơ hội tìm hiểu về vấn đề đó hoặc cùng trẻ tìm câu giải đáp ngay.

Bố mẹ hay cãi nhau

Câu nói quen thuộc: “Tôi mù mới cưới anh/cô”.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

Những người từ nhỏ đã luôn phải tiếp xúc với cảnh bố mẹ mắng chửi nhau thường hay lo lắng, bất an, không có cảm giác an toàn. Lớn lên, họ thường có xu hướng sợ hãi với xã hội, xa lánh người lạ, hạn chế giao tiếp bạn bè, thậm chí ảnh hưởng đến việc tìm bạn đời. Bố mẹ luôn đau đầu tìm cách giáo dục con sao cho thông minh, tài giỏi hơn người. Muốn con như vậy, trước hết con phải được nhìn thấy bố mẹ yêu thương nhau mỗi ngày.

Cha mẹ chối từ cảm xúc của con cái

Câu nói quen thuộc: “Mẹ nói cho con biết. Con không được…”

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

Nhiều bố mẹ quá nguyên tắc và lạnh lùng trong cách giáo dục con. Những kiểu bố mẹ này thường cấm con khóc, tức giận hay bộc lộ cảm xúc. Không những cấm đoán vô lý mà luôn đòi hỏi ở con cái: “Con phải thế này, con không được thế kia…mẹ nói cho con biết…”. Sự yêu thương, gần gũi con, coi con như bạn mới là cách tốt nhất để nuôi dạy con cái nên người.

Cha mẹ luôn cáu giận, mắng mỏ, đánh đập

Câu nói: “Hôm nay không đánh cho con một trận không được”.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

Đòn roi là phương pháp giáo dục con thất bại. Đừng biện minh rằng: “Ngày xưa bố mẹ bị ông bà đánh suốt có sao đâu”. Đòn roi không có tác dụng giáo dục con. Nó gây nên những tổn thương tâm lý lâu dài, mất tự tin, rụt rè hoặc quá hiếu thắng. Ngoài ra sử dụng đòn roi quá độ khiến trẻ trở nên bất cần, trơ lì và càng thêm hư hỏng.

Bố mẹ hay nói dối con

Câu nói quen thuộc: “Con ngoan, rồi mẹ sẽ mua…cho con…sẽ cho con đi chơi…”.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

Đừng bao giờ mua chuộc con, nếu không trẻ sẽ giả vờ làm theo ý của bố mẹ để đạt đươc mục đích (được đi chơi, mua đồ chơi...). Cũng không nên hứa cho có, rồi không thực hiện lời hứa. Lâu dần, sau nhiều lần thất vọng, trẻ sẽ mất niềm tin vào bố mẹ và học theo thói quen nói dối đó.

Can thiệp, quan tâm quá sâu tới con

Câu nói quen thuộc: “Con phải như thế này mới đúng, không được làm như thế kia”.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

Bố mẹ nên là người dẫn dắt, định hướng cho con thay vì can dự quá sâu vào mọi hoạt động, quyết định của con. Thói quen quyết định mọi việc thay con, quan tâm quá mức đến con sẽ cản trở quá trình trưởng thành. Con dần mất đi khả năng tự chủ, tự quyết, tự tin, tự lập sau này.

Đặt áp lực, kỳ vọng quá lớn vào trẻ

Câu nói quen thuộc: “Con là tất cả hy vọng của bố/mẹ”.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

Bố mẹ nào cũng muốn con mình thành rồng thành phượng, nhưng năng lực của mỗi đứa trẻ khác nhau. Đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ đồng nghĩa với việc bắt trẻ gánh áp lực nặng nề, quá sức so với khả năng của chúng. Đừng biến con bạn thành công cụ thực hiện giấc mơ mà bạn theo đuổi. Con là cá thể riêng biệt, con sống vì con chứ không có nghĩa vụ tiếp nối ước mơ dang dở của bố mẹ.

thoi quen xau cua bo me vo tinh dau doc con

Khôi Nguyên

(Nguồn ảnh: Sina)

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.