Thứ trưởng Thoa về hưu, đại gia ngân hàng hầu toà: Cổ phiếu liên đới vẫn tăng vù vù

Bất chấp thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa về hưu, hàng loạt đại gia ngân hàng đang phải hầu toà trong phiên toà liên quan đến Hà Văn Thắm, cổ phiếu liên quan tới các lãnh đạo này vẫn tăng vù vù.

Những người quan tâm tới thị trường ngân hàng đang tập trung vào phiên xét xử ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank). Vì vậy, nhóm các cổ phiếu ngành ngân hàng đang được coi là nhóm "nóng" trong những ngày này.

thu truong thoa ve huu dai gia ngan hang hau toa co phieu lien doi van tang vu vu
Theo lời ông Hà Văn Thắm tại phiên toà ngày 31/8 đã khai: Trong hệ thống Ngân hàng đều đồng ý việc chi lãi ngoài, trừ nhóm kế toán.

Thế nhưng, trái ngược với lo lắng của cổ đông, trong phiên giao dịch ngày cuối cùng của tháng 8, nhóm cổ phiếu ngân hàng sau giờ mở cửa ảm đạm đã bật tăng ngoạn mục. Vị trí "người xác lập thị trường" hôm nay thuộc về cổ phiếu BID của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển VIệt Nam (BIDV).

Sau giờ mở cửa, cổ phiếu BID lình xình ở mức giá tham chiếu 19.350 đồng/CP. Tuy nhiên, sau khi có thông tin BIDV ký kết thỏa thuận sơ bộ với KEB Hana Bank, cổ phiếu BIB bất ngờ bật tăng lên mức trần. Đóng cửa phiên giao dịch 31/8, BID duy trì ở sắc tím và dừng ở mức 20.700 đồng/CP.

BID phục hồi sau 4 phiên chỉ biết đến giảm giá hoặc đứng giá. BID bứt phá giúp vốn hóa thị trường của BIDV có thêm gần 5.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước là cổ đông lớn nhất của BIDV. Hôm nay, giá trị cổ phiếu BID do Ngân hàng Nhà nước nắm giữ tăng 4.478 tỷ đồng.

BID tăng nóng bất chấp hiện tại ngân hàng này đang có nhiều thông tin khiến cổ đông quan tâm. Ngân hàng BIDV hiện vẫn trong tình trạng thiếu "tướng" gần 1 năm sau khi nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Bắc Hà nghỉ hưu. Gần đây, dư luận dấy lên tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt.

Những thông tin này đang tạm lắng xuống sau khi ông Trần Bắc Hà và cơ quan chức năng phủ nhận tin đồn. Vì vậy, thông tin hợp tác với ngân hàng Hàn Quốc đủ mạnh giúp BID tăng trần. Sức nóng của BID đã lan sang các cổ phiếu ngân hàng khác.

Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng gặp nhiều khó khăn như BIDV. Mới đây, Sacombank đã có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới. Đó là ông Dương Công Minh, ông chủ của đại gia bất động sản Him Lam. Cùng với thông tin đổi tướng, Sacombank còn gây chú ý khi hai cựu lãnh đạo cấp cao là ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị bắt.

Dù thông tin ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị bắt không tác động nhiều tới thị trường chứng khoán như tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt nhưng cổ phiếu STB ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Thế nhưng, hôm nay, STB được hưởng lợi từ sức nóng của BID.

Đầu phiên, STB giao dịch ở 11.300 đồng/CP sau khi giảm nhẹ. Tuy nhiên, sau khi BID bứt phá, cổ phiếu STB lấy lại được sắc xanh và chốt phiên ở mức 11.700 đồng/CP sau khi tăng 250 đồng/CP. Đà tăng này không lớn nhưng đủ sức giúp vốn hóa thị trường Sacombank có thêm gần 1.000 tỷ đồng.

Một đại gia ngân hàng khác nằm trong vòng lao lý là ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên). Dù đang ngồi tù nhưng ông Kiên vẫn chứng kiến khối tài sản tăng lên từng ngày khi cổ phiếu ACB của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) bứt phá trong năm nay.

Đặc biệt, hôm nay, hòa chung xu hướng của cổ phiếu ngân hàng, ACB tăng 200 đồng/CP lên 28.700 đồng/CP. ACB giúp giá trị cổ phiếu thuộc sở hữu của bầu Kiên tăng gần 8 tỷ đồng lên gần 910 tỷ đồng. Bầu Kiên đang nằm trong Top 50 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Xét về độ giàu có trên sàn chứng khoán, bầu Kiên thậm chí còn thua kém vợ mình - bà Đặng Thị Ngọc Lan. Hôm nay, tài sản của bà Lan tăng 7,7 tỷ đồng lên gần 1.100 tỷ đồng. Bà Lan đang nằm trong Top 40 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng vợ chồng bầu Kiên chỉ có "ngắm" khối tài sản này vì đã từ rất lâu, lượng cổ phiếu ACB thuộc sở hữu của vợ chồng bầu Kiên bị phong tỏa.

Không thuộc ngành ngân hàng nhưng cổ phiếu DQC của công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang cũng nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư. Suốt thời gian qua, cổ phiếu DQC liên tục đi xuống vì những lùm xùm quanh sai phạm của thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.

Mới đây, thông tin bà Hồ Thị Kim Thoa "về hưu" đã khiến cổ phiếu DQC tiếp tục suy giảm trong phiên giao dịch ngày 30/8. Đà giảm được duy trì tới đầu phiên 31/8. Tuy nhiên, sau khi BID hâm nóng thị trường, DQC bất ngờ đảo chiều tăng mạnh.

Chốt phiên cuối tháng 8, DQC tăng 1.300 đồng/CP lên 36.800 đồng/CP. DQC giúp gia đình bà Thoa kiếm bộn trong phiên 31/8. Cụ thể, giá trị cổ phiếu DQC thuộc sở hữu của bà Thoa tăng 2,2 tỷ đồng lên 620 tỷ đồng.

Nguyễn Thái Nga, con gái bà Thoa, người đang nắm chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc công ty Điện Quang có thêm 5,4 tỷ đồng. Ông Hồ Quỳnh Hưng, em trai bà Thoa, người đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty Điện Quang có thêm 3,3 tỷ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.