Việt Nam sẽ kết nối lại du lịch song phương thời gian tới với Hàn Quốc và Thái Lan

Với những thành công trong công tác chống dịch Covid-19, Việt Nam đang có ưu thế hơn so với nhiều quốc gia khác và được xem là một trong những điểm đến an toàn đầu tiên thu hút khách quốc tế quay trở lại ngay khi có thể.

Tại hội thảo "Giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19" diễn ra vào chiều ngày 21/5 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi, Hà Nội, ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, dịch covid-19 tại Việt Nam đã được khống chế nhưng ngành du lịch vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. 

Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh du lịch nội địa và mở cửa du lịch quốc tế khi đảm bảo điều kiện cho phép để kích cầu du lịch nội đia. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã phát động chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" nhằm kích cầu du lịch.  

Về thị trường du lịch quốc tế, theo ông, Việt Nam có nhiều lợi thế khi kiểm soát thành công dịch Covid-19 và được các nước đánh giá cao. "Chúng ta cần tranh thủ hiệu ứng truyền thông và kết quả hiện tại để tuyền bá hình ảnh và nâng cao hiệu quả du lịch Việt Nam", ông nói.

Tín hiệu mừng cho thị trường khách du lịch quốc tế - Ảnh 1.

Khách quốc tế đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh tư liệu: Phương Linh)

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng cho biết, ngày 19/5, trưởng đại diện cơ quan du lịch Thái Lan tại Việt Nam cũng thảo luận để du lịch song phương thời gian tới, phía Hàn Quốc cũng có hành động tương tự về giao thương, văn hoá, du lịch để phục hồi như trước dịch.

Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề không chỉ với ngành du lịch, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới chính "túi tiền" và tâm lí của du khách. Bà Trần Thị Nguyện - Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Sun Group cho biết, nếu không hành động ngay lúc này, thị trường du lịch nội địa sẽ khó phục hồi như kì vọng. 

Nói về thị trường quốc tế, theo bà Nguyện, hiện nay chúng ta vẫn chưa có câu trả lời cho việc: Khi nào mở cửa lại thị trường quốc tế và mở cửa như thế nào là an toàn? Liệu khi mở cửa trở lại có thực sự an toàn hay không?

"Mặc dù, xác định thị trường nội địa là hướng đi ưu tiên từ nay cho đến hết năm 2020 nhưng chúng ta cũng cần phải có kế hoạch cụ thể khi đón du khách quốc tế trở lại để chúng ta có thể đi trước so với các nước khác", bà Trần Thị Nguyện chia sẻ. 

Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến đầu tiên thu hút du khách quốc tế quay lại, bởi đất nước ta đã rất xuất sắc trong công tác phòng chống dịch bệnh. Chính vì vậy, ngay khi Covid-19 được kiểm soát trên thế giới, Tập đoàn Sun Group kì vọng ngành du lịch sẽ lập tức triển khai chương trình quảng bá "Việt Nam - Điểm đến an toàn" như đã lên kế hoạch trước đó. Đây là bước khởi đầu quan trọng để du khách quốc tế ý thức được có một Việt Nam hấp dẫn, an toàn, thân thiện đang chào đón họ trở lại.

"Hiện nay, tại thị trường Đài Loan, đã bắt đầu có những câu hỏi với tập đoàn rằng: Chúng tôi đã sẵn sàng quay trở lại du lịch. Vậy khi nào thì đất nước bạn sẽ mở cửa lại thị trường quốc tế?", bà nói. 

Ông Vũ Thế Bình - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch cho biết, việc kích cầu du lịch phải được đẩy nhanh bởi du lịch sống dựa vào khách, khi không có khách thì không thể kích cầu được. 

Theo ông Bình, cần phải liên minh kích cầu làm sao trong hai tháng khôi phục hoạt động du lịch, sau 4 tháng hồi phục, cuối năm trở lại như cũ. Có như vậy mới triển khai được du lịch quốc tế. Việt Nam phải là điểm đến an toàn thì mới đón được khách quốc tế trở lại. 

Tín hiệu mừng cho thị trường khách du lịch quốc tế - Ảnh 2.

Viêt Nam cần đẩy mạnh quảng bá điểm đến an toàn để thu hút du khách trở lại. (Ảnh tư liệu: Phương Linh)

Ông Đinh Việt Phương – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng không VietJet cho biết giai đoạn giãn cách xã hội, hàng không là đơn vị đầu tiên tiếp cận khó khăn nhất, sản lượng giảm đến 98%. 

Đại diện Vietjet khẳng định, với ngành hàng không, việc phục hồi du lịch quốc tế có thể tiến hành ngay lập tức khi Chính phủ cho phép, vì mọi thứ đều đã sẵn sàng. Hiện nay, chúng ta có thể bay được nhưng không thể chở người về được. Nếu chở về phải đăng kí thông qua đại sứ quán, bộ ngoại giáo và lượng người về cũng rất hạn chế. 

Đại diện Vietjet cho biết thêm, doanh nghiệp mới chỉ mở lại số ít đường bay đi Đài Loan vào tháng 7 nhưng chỉ chở đi mà không chở về, đó cũng là vấn đề.

Vietjet mong thị trường quốc tế sớm mở cửa vì một số quốc gia có công tác phòng chống dịch tốt. Bởi thị trường quốc tế chiếm gần 50% doanh thu trong ngành du lịch, thị trường trong nước chỉ chiếm 50% - 60%.


chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.