Tòa bất ngờ tạm dừng sau lời khai của ông Đinh La Thăng, triệu tập nguyên Chánh văn phòng PVN

Sau khi nghe những lời khai của ông Đinh La Thăng, lúc 9h30 ngày 9/5, chủ tọa bất ngờ tuyên bố tạm dừng phiên tòa.

Sáng 9/5, Hội đồng xét xử Tòa án Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) liên quan Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Khi Hội đồng xét xử xét hỏi, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên) PVN, khẳng định mình giữ nguyên đơn kháng cáo và cho rằng mình không phạm tội cố ý làm trái như cấp sơ thẩm quy kết.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng mức án 13 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trả lời Hội đồng xét xử sáng 9/5 về lý do kháng cáo về tội cố ý làm trái, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, việc thẩm tra công khai chứng cứ tại phiên sơ thẩm và ý kiến bào chữa của luật sư đã không được Hội đồng xét xử xem xét một cách thấu đáo.

Toà sơ thẩm không đặt dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 trong tổng thể nhiệm vụ của PVN là phát huy nội lực, xây dựng tập đoàn kinh tế đa ngành.

Chủ tọa hỏi, là người đứng đầu PVN, với những hậu quả đã xảy ra, bị cáo thấy mình có phạm tội? Đáp lại, ông Thăng một lần nữa khẳng định việc chỉ định PVC làm tổng thầu dự án không trái pháp luật. Về lựa chọn này, PVN đã thực hiện đúng theo chỉ đạo.

Tuy nhiên, cựu Chủ tịch tập đoàn lý giải vai trò của ông ta là đôn đốc các đơn vị thành viên thực hiện chủ trương khởi công dự án. “Còn thực hiện như thế nào là việc của nhà đầu tư, tức là PVC và PVPower”, ông Thăng nói.

Với quy kết của tòa sơ thẩm, việc bị cáo biết rõ năng lực tài chính của PVC không đủ nhưng vẫn chỉ định làm tổng thầu, ông Thăng giãi bày lúc đó, theo báo cáo của đơn vị này, các chỉ tiêu tài chính đều đạt. Các năm 2009, 2010 và 2011 PVC đều có lãi. Thậm chí, năm 2011 lãi khoảng 1.000 tỷ đồng.

"Tháng 8/2011, tôi đã chuyển công tác nhưng báo cáo tài chính cho thấy PVC vẫn có lãi", bị cáo Thăng khai.

toa bat ngo tam dung sau loi khai cua ong dinh la thang trieu tap nguyen chanh van phong pvn
13 bị cáo kháng cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (Ảnh: TTXVN)

Tiếp tục xét hỏi, chủ tọa truy vấn lý do ông Đinh La Thăng chỉ thị giao PVC làm tổng thầu dự án Thái Bình 2.

Cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng đã vin vào “tiến độ dự án” để bao biện cho hành vi cố ý làm trái trong việc chỉ đạo chi tạm ứng 6% giá trị Hợp đồng số 33 cho PVC: Dự án càng sớm đi vào hoạt động thì hiệu quả càng cao.

Tuy nhiên, HĐXX giải thích, tiến độ thì phải đi đôi với pháp luật, không thể vì ép tiến độ mà làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Bị cáo Đinh La Thăng viện lý lẽ: “Trong tất cả các cuộc họp, không ai nói gì về Hợp đồng số 33 chứ chưa nói đến việc hợp đồng này sai nguyên tắc. Trách nhiệm đối với Hợp đồng số 33 là ở PV Power chứ không liên quan đến tôi. Tôi chưa nhận được bất kỳ văn bản nào nói về Hợp đồng số 33 không có hiệu lực cũng như văn bản nào nói năng lực PVC yếu”.

Tuy nhiên, trong ngày xét xử trước đó, bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 khẳng định từng nhiều lần gửi công văn lên PVN, trong đó có cá nhân Chủ tịch và Tổng Giám đốc PVN để cảnh báo về tính pháp lý của Hợp đồng số 33 nhưng không lần nào nhận được công văn phản hồi. Bị cáo Chương cũng khẳng định từng được Đinh La Thăng gặp riêng để hỏi vì sao lại phản đối Hợp đồng số 33.

Bên cạnh các nội dung kháng cáo trên, bị cáo Đinh La Thăng cũng đề nghị HĐXX xem xét lại trách nhiệm dân sự của bị cáo, xem xét lại cách tính giá trị thiệt hại của PVN qua đó xem xét lại trách nhiệm bồi hoàn vì cho rằng mình không trực tiếp chi tiền.

"Bản thân tôi có trách nhiệm người đứng đầu không đôn đốc, nhưng người chịu trách nhiệm chính phải là người tạm ứng (Nguyễn Xuân Sơn) chứ tôi không chịu trách nhiệm chính.

Tôi hoàn toàn không ép buộc ai phải tạm ứng, tất cả các lần tạm ứng đều có kết luận của tôi tại phiên họp 11/6/2011, tôi chỉ kết luận chung chung là tạm ứng 10% theo quy định của pháp luật. Chủ trương chung là như vậy, không hoàn toàn ép buộc..."

Trên thực tế, kết luận này cũng không được thực hiện vì sau đó Vũ Hồng Chương gửi công văn đề nghị chỉ tạm ứng 6% theo thỏa thuận tại Hợp đồng số 33.

Về cách tính thiệt hại của PVN, ông Đinh La Thăng cho rằng tiền PVN chuyển cho Ban Quản lý dự án là từ tài khoản thanh toán nên việc tính lãi suất thiệt hại phải từ thời điểm thanh toán. Hơn nữa, DNNN không được mang tiền đi gửi ngân hàng, không thể tính thiệt hại theo lãi suất ngân hàng; và thời điểm tháng 8/2011, bị cáo đã không còn làm việc tại PVN nên phải trừ đi khoảng thời gian sau đó.

Giải thích cho bị cáo, HĐXX cho rằng hành vi làm trái của bị cáo đã diễn ra từ trước. PVN gần như đã tạm ứng hết số tiền cho đến tháng 5/2011. Hành vi phạm tội là tạm ứng sai và chi sai nguyên tắc từ trước đó.

Sau khi nghe những lời khai của ông Đinh La Thăng, lúc 9h30, chủ tọa bất ngờ tuyên bố tạm dừng phiên tòa. Theo HĐXX, để làm rõ lời khai của ông Thăng và các bị cáo, tòa sẽ triệu tập ông Hồ Công Kỳ (nguyên Chánh văn phòng PVN giai đoạn 2010-2011) vào 14h ngày 9/5.

toa bat ngo tam dung sau loi khai cua ong dinh la thang trieu tap nguyen chanh van phong pvn Xét xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng sáng 9/5: Ông Thăng đề nghị 'trách nhiệm của HĐTV phải được làm rõ'

Ngày 9/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử đại án kinh tế gây thất thoát của Nhà nước gần 200 tỷ đồng, xảy ra tại ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.