TP HCM cần hơn 83.000 tỉ để giải phóng giao thông

Tổng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn thành phố và một số dự án kết nối các tỉnh lân cận giai đoạn 2020 - 2025 vào khoảng 83.000 tỉ đồng.
avatar_1571897417108

Nhiều dự án trọng điểm thiếu vốn khiến giao thông TP HCM ùn tắc. (Ảnh: Ngọc Dương)

UBND TP HCM vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, TP có 12 dự án đề xuất được sử dụng vốn ngân sách Trung ương với dự kiến nhu cầu vốn khoảng 45.1616 tỉ đồng. Trong đó, có 4 dự án, tổng mức đầu tư khoảng 5.536 tỉ đồng sử dụng nguồn vốn ODA gồm dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hũ, Bến Nghé - Đôi Tẻ giai đoạn 2; dự án hỗ trợ thuật cho dự án Phát triển giao thông xanh TP HCM (SECO); dự án giao thông đô thị bền vững cho tuyến tàu điện ngầm số 2 và dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (tuyến Bến Thành - Tham Lương).

8 dự án cần 39.625 tỉ đồng từ ngân sách Trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản gồm Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; 4 dự án thành phần thuộc đường vành đai 3; Hai nút giao trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm; dự án Nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 3) và dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL.

Ngoài ra, còn 9 dự án sẽ được xây dựng trong giai đoạn này với tổng nhu cầu vốn 37.900 tỉ đồng sử dụng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và đầu tư theo hình thức PPP có tính chất liên vùng hoặc kết nối với các tỉnh lân cận.

Tổng cộng, TP HCM dự kiến cần 83.061 tỉ đồng để thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn và kết nối các tỉnh trong giai đoạn 2021-2025.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.