Trần Phương Bình đã sử dụng 2.000 tỉ chiếm đoạt của Ngân hàng Đông Á như thế nào?

Trong quá trình xét hỏi, Trần Phương Bình cho rằng, số tiền hơn 2.000 tỉ mà cáo trạng truy tố bị cáo chiếm đoạt của DAB thực tế không mất đi.
tran phuong binh da su dung 2000 ti chiem doat cua ngan hang dong a nhu the nao
Trần Phương Bình tại toà. (Ảnh: Ngọc Hoa).

Mở đầu phiên toà chiều nay (28/11), bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch hội đồng Tín dụng DAB) được HĐXX gọi tên lên bục để tiến hành xét hỏi.

Tham gia phần xét hỏi, bi cáo Bình đồng ý với những hành vi được nêu trong bản cáo trạng liên quan đến bị cáo.

Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi đến số tiền hơn 2.000 tỉ đồng mà Bình bị truy tố trong cáo trạng đã chiếm đoạt của DAB, bị cáo Bình cho biết, số tiền này thực tế không bị mất đi.

“Về số liệu truy tố việc bị cáo chiếm đoạt hơn 2.000 tỉ đồng là chính xác, nhưng về bản chất thì số tiền này còn nằm trong số cổ phần của bị cáo và các cổ đông bị cáo nhờ đứng tên, hiện vẫn đang ở DAB chứ không mất đi”, bị cáo Bình cho biết.

Cũng theo bị cáo Bình, những người đứng tên cổ phần không hỏi bị cáo lấy tiền đâu để mua cổ phần của DAB. Bị cáo cũng không kinh doanh gì thêm, chỉ lấy tiền tích lũy từ những khoản tiền kiếm được từ DAB để mua cổ phần của ngân hàng này.

Cũng tại phiên toà, bị cáo Bình khai rằng, bị cáo về làm việc tại DAB từ năm 1992. Trước đó, bị cáo từng là giáo viên tại trường Trung cấp tài chính TP HCM từ năm 1983 – 1992.

Tại thời điểm DAB thành lập, người đại diện pháp luật của DAB là TGĐ Ngô Đình Ngôn (nguyên là Phó GĐ Vietinbank TP HCM), Chủ tịch HĐQT là bà Cao Thị Ngọc Dung (thời điểm đó là cửa hàng trưởng cửa hàng vàng bạc Phú Nhuận và cũng là vợ của bị cáo).Theo bị cáo, DAB đã trãi qua 39 lần thay đổi vốn điều lệ và giấy phép kinh doanh từ 20 tỉ lên 5.000 tỉ.

Thế nhưng, bị cáo không nhớ rõ thời điểm bị cáo giữ chức Phó TGĐ DAB thì vốn điều lệ tăng lên bao nhiêu mà chỉ nhớ có tăng lên vài lần và số vốn tăng cũng không lớn chỉ khoảng 100- 200 tỉ. Ngoài ra, sau đó, DAB cũng rất nhiều lần tăng vốn điều lệ nhưng bị cáo cũng không nhớ rõ.

“Thời điểm từ năm 1997-8/2015, DAB tăng vốn rất nhiều lần nhưng bị cáo không nhớ cụ thể bao nhiêu”, ông Bình nói tại toà.

Ngay sau đó, HĐXX cho biết, vào ngày 21/12/1996, vốn điều lệ của DAB chỉ mới 75 tỉ đồng và cũng chính sau thời điểm này không lâu bị cáo lên chức TGĐ.

Tiếp tục phiên toà, bị cáo Bình trình bày về những vấn đề liên quan đến quyết định tăng vốn điều lệ của ngân hàng.

Theo vị TGĐ này, quyết định tăng vốn điều lệ ngân hàng là do đại Hội đồng cổ đông quyết định. Trên cơ sở đó, HĐQT tổ chức thực hiện.

“Vậy HĐQT quyết định tăng vốn điều lệ dựa theo nguyên tắc nào”?, chủ toạ tiếp tục xét hỏi.

“Một trong những nguyên tắc cơ bản để tăng vốn điều lệ là các cổ đông hiện hữu căn cứ vào cổ phần phát hành để đăng kí mua thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ”, bị cáo Bình trình bày.

Bị cáo Bình cho biết thêm, quyết định của đại Hội đồng cổ đông thường xác định mức tăng vốn điều lệ là bao nhiêu, tương ứng mức tăng theo từng cổ đông tỉ lệ như thế nào. Trong trường hợp các cổ đông hiện hữu không mua đủ số cổ phần tăng vốn điều lệ giao thì HĐQT có quyền quyết định được bán số cổ phần đó cho cổ đông khác hoặc người ngoài ở ngân hàng chưa có cổ phần tại ngân hàng.

Tiếp tục trình bày, Bình lý giải việc tăng vốn điều lệ căn cứ vào tình hình phát triển của ngân hàng cũng như nhu cầu thực tế về khả năng nâng cao tính thanh khoản của ngân hàng. Đặc biệt, có một số năm, Ngân hàng nhà nước có quy định số vốn tối thiểu của ngân hàng TMCP nên đại Hội cổ đông quyết định tăng vốn điều lệ.

Liên quan đến tiền dùng để tăng vốn điều lệ tại ngân hàng, ông Bình cho rằng, tiền phải có nguồn gốc rõ ràng.

“Ngân hàng cũng quy định cổ đông không được vay tiền của ngân hàng để mua cổ phần trong những lần tăng vốn điều lệ. Nguồn tiền mua cổ phần trong các lần tăng vốn điều lệ phải là tiền có nguồn gốc rõ ràng. Các cổ đông có quyền vay tại các ngân hàng khác để mua cổ phần. Nếu cổ đông vay ngân hàng khác để mua cổ phần của Đông Á, tức là trong nguồn vốn mà DAB có, bao gồm cả nguồn vốn của ngân hàng khác, điều này nảy sinh trường hợp sở hữu nguồn vốn chèo giữa các ngân hàng, nhưng pháp luật không cấm”, bị cáo Bình trình bày.

tran phuong binh da su dung 2000 ti chiem doat cua ngan hang dong a nhu the nao Bị cáo bị cách ly ở trại giam với Vũ ‘nhôm’ phạm tội gì?

Theo thông báo của HĐXX, sáng nay đại diện VKS sẽ tiếp tục công bố bản cáo trạng. Buổi chiều, hai bị cáo Phan Văn ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.