Chính phủ Trung Quốc cho biết tình trạng nhà máy thiếu công nhân, giao thông bị gián đoạn, các mặt hàng y tế khan hiến,… khiến việc quay trở lại các hoạt động thường nhật của người dân và doanh nghiệp khó khăn hơn bao giờ hết.
“Chúng tôi cũng nhận thấy những khó khăn trong việc tái khởi động sản xuất”, Cong Liang, một quan chức cấp cao của Uỷ ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc nói với các phóng viên tại Bắc Kinh. Ông đã liệt kê một số yếu tố, bao gồm chuỗi cung ứng bị gián đoạn, những hạn chế của chính quyền địa phương và thiếu khẩu trang y tế.
Kì nghỉ lễ dài nhất trong lịch sử của người lao động Trung Quốc đã kết thúc, một số doanh nghiệp đã cố gắng mở cửa nhà máy, xí nghiệp trở lại, số khác vẫn quyết định tiếp tục dừng sản xuất. Trong khi đó, chính quyền tại các địa phương lại đưa ra những quyết định khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp.
Đơn cử, vụ việc xảy ra ở một thành phố lớn của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của dư luận, khi cảnh sát bắt giữ một quản lí tại nhà máy dệt, vì người này yêu cầu nhân viên quay trở lại làm việc vào ngày 1/2, trong khi chính quyền địa phương kêu gọi các nhà máy tiếp tục đóng cửa đến ngày 10/2.
Người đàn ông này phân trần với cảnh sát, rằng ông ta chỉ đang cố gắng hoàn thành các đơn hàng cho khách.
Ou Xiaoli, một quan chức tại Uỷ ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc, mặc dù không đề cập đến trường hợp đó trong cuộc họp ngày thứ Ba (11/2), nhưng ông kêu gọi chính quyền các địa phương dừng ngay các hành động tương tự. Thay vào đó, việc thúc đẩy các nhà máy sớm quay trở lại sản xuất bình thường là một ưu tiên hàng đầu.
“Để rõ ràng, chúng tôi sẽ nghiêm cấm các hành vi cản trở doanh nghiệp tái khởi động công việc sản xuất”, Ou Xiaoli nói.
Hàng chục thành phố của Trung Quốc đã bị phong toả vào cuối tháng 1, trong khi nhiều nhà máy và doanh nghiệp đã bị đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Đến nay, virus gây chết người này đã giết chết 1.115 người và khiến hơn 45.000 người nhiễm bệnh, phần lớn trong số họ đang sống ở Trung Quốc đại lục.
Chính phủ Trung Quốc tỏ ra lo lắng, vì các doanh nghiệp phải đóng cửa quá lâu. Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn và các nhà phân tích cảnh báo rằng, virus corona có thể ảnh hưởng nặng nề tới tăng trưởng trong quý này của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng thời sẽ làm chậm nền kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc đã kêu gọi “các ngành công nghiệp quan trọng với nền kinh tế quốc gia, và sinh kế của người dân” quay trở lại hoạt động sản xuất “ngay lập tức”.
“Các công ty nên đảm bảo cung cấp đầy đủ khẩu trang và các thiết bị y tế phòng dịch cho nhân viên khi họ đi làm trở lại”, Ou Xiaoli nói. Ông cũng thừa nhận rằng việc mở cửa hoạt động trở lại của các doanh nghiệp có thể làm tăng nguy cơ lây lan virus.
Khoảng 160 triệu người lao động Trung Quốc sẽ quay trở các nhà máy, công xưởng và văn phòng. Lượng người khổng lồ này sẽ di chuyển từ khu vực nông thôn hoặc các thị trấn nhỏ đến các thành phố lớn, tạo ra một sức ép không nhỏ cho các phương tiện giao thông công cộng và công tác phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.
Để đối phó với tình trạng thiếu nguồn cung cấp y tế, Chính phủ đang khuyến khích các nhà sản xuất khẩu trang hoạt động hết công suất, và liên tục mở rộng dây chuyền sản xuất. Chính quyền cũng cam kết sẽ giúp đỡ các công ty không thể tiếp tục sản xuất vì thiếu công nhân, hoặc nguyên liệu vật tư, khi cần thiết.
Cho đến nay, có một số dấu hiệu đáng khích lệ, đó là có khoảng 3/4 các nhà máy sản xuất khẩu trang và quần áo bảo hộ tại Trung Quốc đã tiếp tục làm việc trở lại. Hơn thế nữa, gần như các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm cũng quay trở lại hoạt động kinh doanh thường nhật.
Đây là một điều tích cực cho nền kinh tế Trung Quốc, khi giá thực phẩm đã tăng vọt trong những tuần vừa qua.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ lớn bao gồm Tencent và Alibaba vẫn yêu cầu nhân viên phải ở nhà, hạn chế đi lại. Các nhà máy sản xuất ô tô của Toyota và GM hiện vẫn chưa có kế hoạch tái khởi động sản xuất cho đến cuối tuần này.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020