Trung thu vòng quanh châu Á: Thú vị như lễ hội ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Lễ hội trung thu ở Hàn Quốc và Nhật Bản được tổ chức theo những cách rất khác nhau. 
trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

Tsukimi hay O-tsukimi (月 見) là lễ hội lớn được tổ chức hằng năm ở Nhật Bản, nhằm tôn vinh mặt trăng mùa thu và cảm ơn thần mặt trăng cho một vụ thu hoạch dồi dào. Thuật ngữ Tsukimi nghĩa đen có nghĩa là 'xem mặt trăng'. Nếu bạn dự định tham gia vào một lễ hội Tsukimi, mong rằng bạn sẽ có một kỷ niệm đẹp ở quê hương rượu sake với một đêm trăng tròn huyền ảo.


trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban


Lễ hội O-tsukimi bắt đầu vào thời Heian (794 đến 1185). Trong giai đoạn này, các nhà quý tộc người Nhật tụ tập và đọc thơ dưới ánh trăng tròn.

trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

Trong lịch lunisolar của Nhật, cuộc tụ tập này thường rơi vào tháng thứ 8. Họ tin rằng tháng thứ 8 là tháng tốt nhất để nhìn lên mặt trăng bởi vì các vị trí của Trái Đất, Mặt trời và Mặt trăng làm sáng thêm bầu trời đêm.

Sau đó, sự kiện này không chỉ tập trung vào việc đọc thơ, các hoạt động tổ chức thành đêm hội được bắt đầu. Người ta dùng cây cỏ Nhật để trang trí, dùng rượu sake và nông sản chính vụ Thu để chế biến thành nhiều đồ ăn hấp dẫn, bày biện mâm cỗ cùng nhau thưởng thức dưới đêm trăng sáng. Những người tham dự buổi họp mặt này cũng thực hiện nghi lễ tạ ơn thần mặt trăng và cầu nguyện cho một mùa bội thu. Lễ hội O-tsukimi cứ như vậy được diễn ra đều đặn và duy trì cho tới tận ngày nay.

Để chuẩn bị cho đêm rằm Trung thu O-tsukimi, người Nhật thường đặt một chiếc bàn dài trong nhà (hoặc sân vườn nếu có), ở trên bày biện các loại bánh và quả mùa thu như hạt dẻ, quả hồng, khoai môn, bánh gạo. Người Nhật cũng sẽ thắp sáng ít nhất hai ngọn nến cho mỗi đèn lồng treo bên nhà, tạo nên khung cảnh ánh sáng huyền ảo trong đêm đón trăng.


trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

Khi mặt trăng đã hiện hình trên bầu trời đêm, là lúc mọi người quây quần cùng nhau thưởng thức đồ ăn và đồ uống. Bánh mochi nhân đậu xanh khá được yêu thích trong dịp này. Những câu chuyện được chia sẻ trong không khí dịu dàng của đêm thu mang lại những xúc cảm ngọt ngào!


TSUKIMI HAY O-TSUKIMI (月 見) ĐƯỢC TỔ CHỨC HẰNG NĂM Ở NHẬT BẢN. ĐÂY LÀ DỊP NGƯỜI NHẬT TÔN VINH MẶT TRĂNG MÙA THU VÀ CACSM ƠN THẦN MẶT TRĂNG DÃ CHO HỌ MỘT VỤ THU HOẠCH DỒI DÀO.

Ngoài việc gia đình quây quần thưởng thức bánh và trái cây, người Nhật còn thích mời khách tới thưởng trà trong đêm Trung thu. Lễ tiệc trà O-tsukimi bắt đầu bằng việc chủ nhà sẽ mở nắp hộp đựng trà thật cẩn thận và từ tốn, bằng lòng thành thành và sự tôn trọng với khách, cũng như với văn hóa thưởng trà truyền thống.

Chawan (cốc trà) sẽ được hâm nóng, rửa sạch và làm khô. Chashaku hoặc chậu trà được nhúng vào một đĩa bột màu xanh lá cây. Nó được sử dụng để đo lượng matcha được đặt trong mỗi cốc hoặc bát. Sau đó, nước nóng sẽ rót từ từ để trà ngấm nước toàn bộ. Nếu có cơ hội trông thấy, bạn sẽ hiểu những gì là nghệ thuật của trà Nhật Bản! Sau khi đợi trà ngấm, một lợt bọt sẽ được chủ nhà khéo léo hớt bỏ, rồi châm nước thêm lần nữa, đợi ngấm rồi mới thưởng trà.

Hương vị trà matcha khi thưởng thức cùng bánh mochi mang đến dư vị tuyệt vời. Sau buổi lễ, tất cả dụng cụ và chén trà sẽ được làm sạch, làm khô rồi đặt lại vào hộp.

Đêm trung thu của người Nhật trôi qua nhẹ nhàng mà ý nghĩa như thế!

...

trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

Người Nhật có ngày lễ O-tsukimi thì người Hàn có ngày lễ Chuseok (추석).Chuseok thường được tổ chức vào những đêm trước ngày rằm và kết thúc sau ngày 15-8 âm lịch.

Chuseok là một trong những ngày lễ quan trọng của người Hàn Quốc, đây là ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu trong năm và cầu mong cho mùa màng năm sau mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ hơn nữa. Đây cũng là ngày sum họp đoàn tụ của các gia đình, là dịp những người Hàn đang sinh sống, học tập, làm việc xa nhà trở về với gia đình.


trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

Lễ Chuseok có từ thời Gabae, thời kì trị vì của các vị vua thuộc vương quốc Silla (từ năm 57 TCN đến năm 935). Vị vua đời thứ III ở Silla, Yuri (24-27) là người đầu tiên đã tổ chức ngày lễ Chuseok với ý nghĩa ban đầu chỉ là một cuộc thi tài. Theo truyền thuyết, vào thời Gabae, trong thời gian từ 16-7 đến 14-8, phụ nữ của kinh thành được chia thành nhiều đội để dệt quần áo. Đội nào dệt được nhiều quần áo nhất sẽ chiến thắng, được đội thua chiêu đãi một bữa tiệc với đầy đủ các món ăn và rượu. Chuseok còn có tên gọi khác là Hangawi (한가위). Từ "Han" có nghĩa là lớn và "gawi" có nghĩa là ngày rằm Tháng 8.


VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT TRONG LỄ CHUSEOK Ở HÀN QUỐC LÀ THỂ HIỆN LÒNG TÔN KÍNH, HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ, TỔ TIÊN.

Vào ngày Chuseok, các gia đình sẽ đến phần mộ của tổ tiên mình, cắt cỏ dại và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ. Sau khi vệ sinh phần mộ xong, họ sẽ dâng cúng tổ tiên một mâ lễ bao gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ. Sau đó mọi người trở về và tụ họp tại gian nhà chính, nơi bày bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ. Khi cúng xong các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để hưởng thụ những thành quả của mình, ăn những món ăn đặc trưng của lễ Chuseok.


trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

Songpyeon (송편) là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok. Một loại bánh được làm bằng bột gạo có hình nửa mặt trăng và có rất nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng…. và hấp với lá thông tươi. Loại quả không thể thiếu vào ngày này là quả hồng. Hồng Hàn Quốc có hình tròn dẹt, ăn rất giòn và ngọt, đặc biệt không hề chát ngay cả khi quả chưa chín. Ngoài ra một trong những đồ uống không thể thiếu được trong ngày Chuseok, đó là rượu truyền thống baekju (rượu trắng).


trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

Vào dịp Chuseok, điệu múa ganggangsullae là một trong những trò chơi tiêu biểu. Cách thức của trò chơi này là các cô gái sẽ mặc những bộ hanbok rồi tụ họp lại dưới ánh sáng đêm trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa.

Trong xã hội nông nghiệp, trăng rằm được coi là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, rất tương đồng với chức năng và biểu tượng sinh sản, gieo mầm và phát triển sự sống của người phụ nữ. Bởi thế, ngày mãn nguyệt (ngày trăng tròn) còn được ví như người phụ nữ đến kỳ khai hoa nở nhụy. Trò chơi ganggangsulae trong ngày rằm thể hiện sự thăng hoa, là bài ca về cái đẹp của thiên nhiên và của người phụ nữ.

Múa văn nghệ trong ngày Chuseok Juldarigi là trò chơi phổ biến dành cho tất mọi lứa tuổi. Môn đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong lễ Chuseok là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình. Trên bãi cỏ hoặc bãi cát, cuộc thi đấu sẽ được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng được tôn vinh là jangsa (tráng sĩ) và sẽ được nhận từ dân làng vải vóc, gạo hay con bê làm giải thưởng!!!

Trung thu ở Hàn Quốc là như thế đấy!

trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

trung thu vong quanh chau a thu vi nhu le hoi o han quoc va nhat ban

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.