Uốn ván: Căn bệnh nguy hiểm không chừa một ai

Uốn ván là một căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong rất cao. Bệnh hình thành khi độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ do người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván. Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi.
 
uon van can benh nguy hiem khong chua mot ai Sốt sodoku: Căn bệnh nguy hiểm do bị chuột cắn
uon van can benh nguy hiem khong chua mot ai Phụ huynh yên tâm vì vắc xin dịch vụ ‘5 trong 1’ Pentaxim đã có trở lại

Nhiễm khuẩn uốn ván do gà mổ, lợn giẫm vào chân

Mới đây, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho 2 nam bệnh nhân bị nhiễm khuẩn uốn ván do gà mổ và do bị lợn giẫm lên chân.

uon van can benh nguy hiem khong chua mot ai
(Ảnh: MQLTV.com)

Bệnh nhân thứ nhất là ông N.V.M (48 tuổi, Hải Dương). Ông N.V.M cho biết cách đây gần 1 tháng, ông bị gà mổ vào đầu gối gây trầy xước da nhưng sau đó vết thương đã lành. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tuần thì cơ thể bắt đầu có những biểu hiện lạ như cứng hàm, đơ cứng toàn thân. Khi được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương thì ông M xuất hiện thêm các cơn co giật, toàn thân bất động. Ông M được các bác sĩ chuẩn đoán là nhiễm khuẩn uốn ván và được chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân L.V.N (47 tuổi, Bắc Ninh). Bệnh nhân N được chuyển tới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng co giật do uốn ván sau khi bị lợn giẫm lên chân và gây xước da. Hiện tại, bệnh nhân đang phải thở máy và sử dụng thuốc chống co giật liều cao.

uon van can benh nguy hiem khong chua mot ai
(Ảnh: VietnamPlus)

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội cho biết: Đây là 2 ca bệnh khá hiếm gặp, bởi hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn uốn ván đều do các chấn thương tai nạn, giẫm phải đinh hay cành cây củi mục, chứ chưa bao giờ có trường hợp bị bệnh do gà mổ, lợn giẫm lên chân.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm toàn cầu có hàng trăm nghìn người tử vong do bệnh uốn ván, số liệu từ năm 2000 là 300.000 người chết vì trực khuẩn uốn ván.

Còn tại Việt Nam, thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM cho thấy, năm 2015 bệnh viện này chỉ điều trị cho 278 người bệnh uốn ván, năm 2016 là 321 người (2 ca tử vong, 6 ca bệnh nặng xin về). Và chỉ 6 tháng đầu năm 2017, số người bệnh uốn ván nhập viện đã là 160 người, trong đó có ba ca bệnh nặng xin về.

Khi mắc bệnh uốn ván thì tỷ lệ tử vong sẽ là 25% – 90%. Đặc biệt nếu là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ tử vong sẽ trên 95%.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván

Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Loại trực khuẩn này có trong đất, phân gia súc, gia cầm, dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kĩ… Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở. Sau đó giải phóng ngoại độc tố vào trong máu, đồng thời tấn công các bản vận động thần kinh, cơ; khiến người bệnh trở nên đơ cứng toàn thân và xuất hiện thêm biểu hiện co giật.

uon van can benh nguy hiem khong chua mot ai
(Ảnh: GenK)

Bệnh uốn ván thường khởi phát sau chấn thương trung bình từ 3 - 7 ngày. Có khoảng 15% bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng sau 3 ngày nhiễm khuẩn uốn ván và 10% sau 14 ngày mới có biểu hiện đầu tiên. Trong đó, uốn ván toàn thân là thể thường gặp nhất. Dấu hiệu điển hình là căng cơ và co giật.

Lúc đầu, bệnh nhân sẽ có cảm giác cứng hàm, khó nhai và khó nuốt, hay bị đau các cơ vai, cơ cổ. Tiếp theo đó là bắt đầu co cứng toàn thân, đặc biệt là ở vùng lưng, bụng. Một số bệnh nhân sẽ có biểu hiện xanh, tím toàn thân, bị đe dọa ngừng thở. Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

uon van can benh nguy hiem khong chua mot ai
(Ảnh: Auchan et Moi)

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân nhiễm khuẩn uốn ván chỉ bị co cứng một vài bộ phận và rất ít khi bị co giật. Ở thể vừa thì bệnh nhân cứng hàm, khó nuốt. Còn ở mức độ nặng và nguy kịch thì người bệnh cứng toàn thân, bị co giật, có thể bị sốt cao và chướng bụng nên dẫn tới ăn uống kém.

Nếu đối tượng bị nhiễm khuẩn uốn ván là trẻ sơ sinh thì các bé sẽ có biểu hiện sau khoảng 2 tuần mắc bệnh. Trẻ bỏ bú, hay quấy khóc, cứng cơ và có xuất hiện tình trạng co giật. Nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của trẻ sẽ bị đe dọa.

Điều trị và phòng ngừa bệnh uốn ván

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội) cho biết, bệnh nhân uốn ván cần được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để các bác sĩ tiện theo dõi tim, phổi, đồng thời hạn chế mọi sự kích thích. Trước tiên, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng độc tố uốn ván. Loại thuốc này có tác dụng vô hiệu hóa những độc tố đang tồn tại trong máu cũng như ở tại vết thương để nhằm làm giảm nguy cơ tử vong.

uon van can benh nguy hiem khong chua mot ai
(Ảnh: Hello Bacsi)

Tiếp theo, bệnh nhân nhiễm khuẩn uốn ván sẽ được uống kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Đồng thời cũng phải điều trị đặc hiệu với tình trạng nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.

Trong những trường hợp nặng, nếu bệnh nhân lên cơn co giật và hôn mê sâu thì cần có sự hỗ trợ của máy thở. Bác sĩ sẽ phải mở khí quản để kết hợp với máy thở, bên cạnh đó là tiến hành điện giải, truyền dịch để tăng cường dinh dưỡng. Cuối cùng, khi bệnh nhân đã hồi phục thì sẽ được tiêm vắc xin để chủ động miễn dịch với bệnh.

Để loại trừ những nguyên nhân uốn ván, trước hết tất cả người dân đều phải đến các trung tâm y tế để tiêm phòng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được tiêm vắc xin DPT hoặc DT. Còn người lớn thì sẽ tiêm Td/UV.

uon van can benh nguy hiem khong chua mot ai
(Ảnh: Hello Bacsi)

Những phụ nữ trong thời kì mang thai cần phải được tiêm vắc xin, đề phòng khi sinh nở nha bào uốn ván phát triển. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng tránh uốn ván cho cả mẹ và con. Bởi vì trẻ sơ sinh da còn mỏng, sức đề kháng chưa cao nên rất dễ bị nhiễm trùng uốn ván.

Nếu không may bị thương, dù là vết thương lớn hay nhỏ thì bệnh nhân cũng cần phải xử lí ngay. Cần lấy hết dị vật có trong vết thương cũng như sử dụng dung dịch sát trùng. Ngay sau đó đến bệnh viện để khám và tiêm huyết thanh phòng tránh uốn ván.

chọn
[Photostory] Một doanh nghiệp sắp làm dự án nhà ở trên khu đất 2,7 ha cạnh Vinhomes Smart City
Dự kiến từ tháng 5/2024, Confitech sẽ bắt đầu GPMB để triển khai xây dựng Khu nhà ở Tây Mỗ tại quận Nam Từ Liêm để hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Khu đất dự án này có quy mô 2,7 ha, nằm tiếp giáp khu liền kề của Vinhomes Smart City