Ngày Tết Nguyên đán, người dân đi chúc Tết tăng dần, do đó lượng người uống rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông tăng cao.
Nhiều người vi phạm nghĩ rằng uống nhiều rượu bia mới có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Tuy nhiên, thiết bị đo nồng độ cồn từ hơi thở trong phổi. Do đó, người uống ít vẫn có thể bị xử phạt lỗi này. Trên thực tế, có người khai chỉ uống chưa quá 2 chén rượu hoặc ít hơn một cốc bia vẫn có nồng độ cồn vượt mức quy định.
Ảnh minh họa. |
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ 1/8/2016 quy định các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm a, Khoản 6, Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo Điểm b, Khoản 12, Điều 5) .
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm b, Khoản 8, Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (theo Điểm d, Khoản 12, Điều 5).
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm a, Khoản 9, Điều 5); hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (theo điểm b, Khoản 9, Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng (theo Điểm đ, Khoản 12, Điều 5).
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Khoản 6, Điều 6).
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xetừ 01 tháng đến 03 tháng (theo Điểm b, Khoản 12 điều 6);
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ (theo Điểm b, Khoản 8, Điều 6); hoặc điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm c, Khoản 8, Điều 6).
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe vi phạm còn bịtước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (theo Điểm d, Khoản 12 điều 6)
Trong khi đó, đối với xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng với các mức phạt từ 400.000 đồng đến tối đa 7 triệu đồng đối với từng trường hợp nồng độ cồn trong người, đi kèm với đó là mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi Điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi Điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đất nước Mặt trời mọc có khung hình phạt nghiêm khắc vào loại nhất thế giới với các tội liên quan đến uống rượu bia và lái xe.
Với nồng độ cồn từ 0,15 mg/lít khí thở (tương đương với 1 ly bia), người điều khiển xe bị quy vào lỗi "lái xe trong điều kiện không tỉnh táo", bị phạt tù lên tới 3 năm và 500.000 Yen (khoảng 4.500 USD hay 104 triệu đồng).
Khi cảnh sát giao thông phát hiện tài xế "lái xe trong tình trạng say rượu", người vi phạm có thể bị phạt tới 5 năm tù và 1 triệu yen (khoảng 200 triệu đồng).
Đặc biệt, nếu phương tiện của lái xe say rượu hoặc không tỉnh táo chở theo hành khách, hành khách cũng bị xử phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.
Đối với những lái xe không tuân thủ yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, họ có thể bị quy vào tội chống người thi hành công vụ với mức phạt tương đương hoặc hơn tội lái xe trong tình trạng say rượu.
Nhật Bản quy định những hình phạt cho tội lái xe say rượu gây tai nạn là 20 năm đối với tai nạn chết người và 15 năm đối với tai nạn không chết người.
Thậm chí, vì số lượng người đi xe đạp rất lớn, nên ở Nhật, người đi xe đạp cũng chịu những chế tài về rượu bia như người lái ôtô để đảm bảo an toàn cho người đi bộ.
Đảo quốc Sư tử nổi tiếng với sự sạch sẽ và kỷ luật và cũng không nhân nhượng với những hành vi lái xe vô trách nhiệm. Cũng như Nhật Bản, Singapore cũng có hình phạt tù, phạt tiền và lao động công ích đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn.
Nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 0,35 mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000 SGD (tương đương 3.600 USD hay 85 triệu đồng) và đối diện với 6 tháng tù giam.
Ở Singapore, việc xử phạt sẽ dựa vào từng vụ việc. Các mức phạt sẽ được quy định dựa trên 2 yếu tố, đó là sự nguy hiểm của hành vi và nồng độ cồn của lái xe.
Những lỗi nặng nhất sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đối diện với các hình phạt tù và lao động công ích.
Đối với các hành vi tái phạm nhiều lần, hình phạt cũng sẽ tăng thêm. Singapore phạt tù từ 6 đến 12 tháng và phạt tiền từ 3.000 đến 10.000 SGD (từ 50-130 triệu đồng) đối với tài xế tái phạm lần thứ 2 và phạt 30.000 SGD (510 triệu đồng) và 3 năm tù, tước bằng lái vĩnh viễn đối với tài xế phạm lỗi lần thứ 3.
Ở Anh quốc, người lái xe thậm chí còn chưa kịp điều khiển phương tiện đã bị phạt nếu phát hiện ra có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Một người sẽ bị phạt ngay nếu sau khi uống rượu bia mà có ý định điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tức là chỉ cần ngồi trong ôtô mà hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép cũng sẽ bị phạt.
Nước này phạt từ 3 đến 6 tháng tù, phạt tiền từ 2.500 bảng (khoảng 3.100 USD hay 74 triệu đồng) và tước bằng lái một năm (hoặc 3 năm nếu tái phạm) cho hành vi lái xe hoặc có ý định lái xe sau khi uống rượu bia.
Thậm chí, ở Anh, nếu bị kết tội liên quan đến các hành vi lái xe uống rượu, người lái xe cũng gặp rắc rối lớn, rất khó được nhập cảnh vào các nước khác ở châu Âu hay đến Mỹ.
Xứ sở Kim chi nổi tiếng với rượu soju, nhưng chỉ uống 3 ly rượu này và ngồi lên xe, người lái xe lập tức đối diện với 3 năm tù giam.
Với nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, người lái xe sẽ bị quy vào tội hình sự và có thể ngồi tù 3 năm và phạt 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng) và bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ.
Bên cạnh đó, các lỗi chống lại yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn cũng bị coi là tội hình sự. Nếu không có lý do chính đáng, người lái xe không tuân thủ yêu cầu của cảnh sát sẽ bị bắt ngay lập tức hoặc bị truy nã nếu bỏ trốn.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Một đơn vị này tương đương một ly rượu mạnh (40 độ, 30 ml); một ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); một vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml). |
Pháp luật 14:05 | 06/06/2019
Pháp luật 07:10 | 04/06/2019
Pháp luật 11:30 | 03/06/2019
Pháp luật 07:13 | 03/06/2019
Pháp luật 17:37 | 24/05/2019
Pháp luật 16:58 | 24/05/2019
Pháp luật 10:32 | 24/05/2019
Pháp luật 16:46 | 20/05/2019