Vinamilk chính thức bước chân vào ngành mía đường: Cơ hội cho nông dân trồng mía

“Việc một doanh nghiệp có năng lực về tài chính và quản lý như Vinamilk chính thức bước vào ngành mía đường sẽ tạo cơ hội cho người trồng mía tại Khánh Hòa…”, ông Phạm Văn Chương, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Khánh Hòa nhận định.
vinamilk chinh thuc buoc chan vao nganh mia duong co hoi cho nong dan trong mia JC&C lại chi tiền mua thêm 36 triệu cổ phiếu Vinamilk
vinamilk chinh thuc buoc chan vao nganh mia duong co hoi cho nong dan trong mia ‘Kỹ sư’ lớp 5 cho ra đời máy chặt mía tương đương sức 70 công nhân/giờ
vinamilk chinh thuc buoc chan vao nganh mia duong co hoi cho nong dan trong mia
Vinamilk chính thức bước chân vào ngành mía đường Việt Nam khi mua 65% cổ phần công ty CP đường Khánh Hòa và đổi tên thành công ty CP đường Việt Nam. Ảnh: Khải An

Ngày 28/11, Vinamilk đã tổ chức buổi Lễ ra mắt Công ty cổ phần đường Việt Nam (CTCP đường Việt Nam) tại tỉnh Khánh Hòa với công xuất sản xuất 10.000 tấn mía/ngày, tinh luyện đường thô 1.500 tấn/ngày. Trước đó Vinamilk đã chi khoảng 1.000 tỷ đồng để mua lại 65% cổ phần CTCP đường Khánh Hòa.

Theo ông Phạm Văn Chương, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 16.000ha đất canh tác trồng mía, tập trung tại các huyện Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Cam Ranh, Diên Khánh… tổng sản lượng vào khoảng 600.000 tấn mía/năm. Toàn tỉnh khoảng 8.000 hộ trồng mía ký được các công ty ký hợp đồng bao tiêu.

“Khánh Hòa có 2 nhà máy đường là Cty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa và CTCP đường Việt Nam do Vinamilk nắm giữa 65% cổ phần tại Cam Ranh, thu mua toàn bộ vùng nguyên liệu cho người dân. Với việc Vinamilk chính thức bước chân vào ngành mía đường sẽ tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mía đường khác, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như người nông dân trồng mía, giúp cho nông dân xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, người nông dân ngày càng tăng thêm niềm tin, tâm huyết và gắn bó với cây mía”, ông Chương nhận định.

vinamilk chinh thuc buoc chan vao nganh mia duong co hoi cho nong dan trong mia
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban dân vận Trung Ương và bà Mai Kiều Liên, TGĐ công ty CP sữa Việt Nam tham quan nhà máy đường Việt Nam tại Cam Ranh. Ảnh: Khải An

Ông Đỗ Thành Liêm, Tổng Giám đốc CTCP đường Việt Nam cho biết, hiện một hecta trồng mía người nông dân có thể thu lời từ 20 – 25 triệu đồng/năm. “Hiện công ty đã đạt công suất 10.000 tấn mía/ngày, luyện độc lập đường thô 1.500 tấn/ngày. Trong thời gian tới, công ty sẽ đầu tư mở rộng công suất lên 15.000 tấn mía/ngày; luyện độc lập đường thô 2.000 tấn/ngày.. Song song đó, chúng tôi sẽ đầu tư khoa học kỹ thuật, giống cây trồng để giúp bà con nông dân tăng năng xuất và thu lợi tang từ 5-7% năm”, ông Liên chia sẻ.

Đồng thời, vị TGĐ CTCP đường Việt Nam cũng khẳng định, để nông dân yên tâm ký hợp đồng với công ty với chúng tôi sẽ tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên liệu qua công ty thứ 3 để tạo sự trung thực và tăng lòng tin nơi người dân trồng mía.

Theo những người hoạt động trong ngành mía đường lâu năm, việc Vinamilk nắm giữ 65% cổ phần công ty CP đường Khánh Hòa được xem là cái bắt tay đầy tính chiến lược giữa hai doanh nghiệp lâu đời trong ngành thực phẩm Việt Nam mà với sự đầu tư và kinh nghiệm quản trị tiên tiến của Vinamilk, sự hợp tác này còn mang lại hướng đi mới cho ngành mía đường Việt Nam, từng bước giúp cho người nông dân trồng mía nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập vào sân chơi khu vực và toàn cầu.

vinamilk chinh thuc buoc chan vao nganh mia duong co hoi cho nong dan trong mia
Dịp này, Vinamilk đã trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 12 tại Khánh Hòa. Ảnh: Khải An

Được biết, tiền thân của Công ty cổ phần đường Khánh Hòa là nhà máy đường mía Diên Khánh được thành lập từ năm 1989 với công suất thiết kế ban đầu của Nhà máy là 100 tấn mía/ngày. Đây là Nhà máy Đường mía đầu tiên của tỉnh Khánh Hòa do UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý.

Đến năm 1995, nhà máy Đường mía Khánh Hòa được đổi tên là Công ty Đường Khánh Hòa. Năm 1998, Công ty đường Khánh Hòa khởi công xây dựng nhà máy đường Cam Ranh với sự đồng thuận, chỉ đạo sát sao của chính phủ nhằm phát triển ngành mía đường Việt Nam đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân trồng mía của tỉnh.

Năm 2000, Nhà máy đường Cam Ranh chính thức đi vào hoạt động, với công suất sản xuất 6.000 tấn mía/1 ngày. Ngày 25/01/2007, Công ty đường Khánh Hòa được chuyển đổi mô hình hoạt động, từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần không còn vốn nhà nước và được đổi tên là Công ty Cổ phần đường Khánh Hòa.

vinamilk chinh thuc buoc chan vao nganh mia duong co hoi cho nong dan trong mia Bà Mai Kiều Liên trở thành tỷ phú như thế nào?

Tại Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), bà Mai Kiều Liên không những khẳng định được tài năng lãnh đạo mà còn trở thành ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.