Chân dung vị tỉ phú kín tiếng: Phạm Nhật Vượng (Ảnh: Forbes).
Mặc dù trở thành người giàu nhất Việt Nam từ những năm 2010 và là vị tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam vào năm 2011 thế nhưng với sự kín tiếng của mình, công chúng gần như không biết một chút thông tin gì về Phạm Nhật Vượng.
Phạm Nhật Vượng cũng hạn chế tối đa việc tiếp xúc với truyền thông, báo chí. Lần hiếm hoi nhất Phạm Nhật Vượng xuất hiện trên mặt báo đó là vào năm 2012 trong một cuộc phỏng vấn của Forbes sau khi trung tâm thương mại Vincom Center A được khai trường ở trung tâm Sài Gòn.
Vị tỉ phú Việt Nam lúc đó được Forbes khắc họa là một người đàn ông "vô cùng lặng lẽ, không rượu sâm-panh, không một bài phát biểu mà chỉ âm thầm theo dõi buổi lễ". Một con người hoàn toàn bí ẩn.
Sau những thành công của VinHomes, Vinpearl, VinpearlLand,…người ta cũng chỉ thấy những gương mặt đại diện của Vingroup như Nguyễn Việt Quang, Võ Quang Huệ… là những thuộc cấp của ông Vượng xuất hiện trước truyền thông.
"Tôi là người kiệm lời, chỉ muốn làm", Phạm Nhật Vượng chia sẻ với tờ Tuổi Trẻ trong một bài phỏng vấn khá bất ngờ vào cuối năm 2018. Theo đó, Tuổi Trẻ đã khiến cả dư luận phải dậy sóng khi đã có một bài phỏng vấn rất dài với vị tỉ phú 49 tuổi này.
Người đàn ông bí ẩn nhất đã chia sẻ về cuộc đời, khát vọng, và tầm nhìn của mình. Ở đó, người ta thấy một Phạm Nhật Vượng bằng xương bằng thịt với những câu chuyện rất đời, rất người như câu chuyện về chiếc dây thắt lưng ông dùng đến mòn cả chữ hay câu chuyện ông từng phá sản và nợ đến 40.000 đô la.
Dư luận thắc mắc tại sao lại có một Phạm Nhật Vượng thay đổi đến nhường ấy? Từ một con người kín tiếng kiệm lời bỗn dưng đứng dưới ánh sáng của máy ảnh, truyền thông để kể những câu chuyện của mình.
Thế nhưng, người ta nhận ra rằng vị tỉ phú không hề kể về chuyện đời tư cá nhân ông, ông nói về tầm nhìn của Vingroup.
Đó là việc chuyển hướng mạnh mẽ từ một tập đoàn tập trung vào Bất động sản và dịch vụ sang hướng công nghiệp, công nghệ cao với mục tiêu "là phải có được một thương hiệu công nghiệp tốt. Hyundai làm được, Toyota làm được, tại sao Việt Nam mình không làm được? Mỹ có Microsoft, có Apple… tại sao mình không có được?".
Với tham vọng và ước muốn to lớn như vậy đã thôi thúc Phạm Nhật Vượng đứng trước dư luận, chia sẻ khát vọng của mình và mong muốn nhận được sự chia sẻ, đồng hành của những nhân tài Việt Nam cùng chí hướng với ông.
2018 là một năm đáng nhớ đối với Vingroup khi tập đoàn này cho ra mắt những sản phẩm mang đậm dấu ấn trí tuệ Việt Nam như tòa tháp chọc trời Landmark 81 hay những mẫu sản phẩm điện thoại Vsmart.
Tuy nhiên, trong một bài phỏng vấn rất dài của Tuổi Trẻ, ông Vượng không hề có một câu chữ nào nói về hai sản phẩm này của mình, tất cả chỉ xoay quanh tầm nhìn của Tập đoàn ông. Người ta nói rằng ông là một người đàn ông lạ kì.
Thế nhưng, con người lạ kì đó vào hôm 6/3/2019 vừa qua đã có một đoạn video được cho là "quảng cáo" chiếc xe hơi đầu tiên của mình: VinFast.
Ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ niềm vui sau khi là người đầu tiên lái thử chiếc SUV do VinFast sản xuất.
Theo đó, Phạm Nhật Vượng là người đầu tiên lái thử chiếc xe hơi VinFast SUV Lux SA2.0, chiếc SUV đầu tiên của Vin, đồng thời là chiếc SUV đầu tiên của Việt Nam lăn bánh.
Sau khi lái thử chiếc xe tại tổ hợp nhà máy của VinFast ở Đình Vũ-Cát Hải (Hải Phòng), câu đầu tiên Phạm Nhật Vượng chia sẻ là: "Chiếc xe thật tuyệt vời, xin chúc mừng VinFast".
Vị tỉ phú sau đó cũng khẳng định khi xe VinFast chính thức bán ra thị trường, ông sẽ thay thế chiếc xe Lexus LX570 đang sử dụng bằng xe VinFast.
CEO Vingroup từng chia sẻ: "Mục tiêu cuối cùng của tôi là làm được gì đó cho đời". (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Đó thực sự là một bất ngờ. Đoạn video lan truyền chóng mặt trên các phương tiện truyền thông như một lời khẳng định của ông chủ Vingroup về một sản phẩm đáng tự hào của mình.
Tại sao lại có bất ngờ đó? Theo giới chuyên gia thì lí do chính là VinFast thực sự là một canh bạc của vị tỉ phú Việt Nam. VinFast ra đời trong bối cảnh các công ty xe hơi hàng đầu thế giới đang đối mặt với việc suy giảm lợi nhuận bởi các công ty công nghệ.
Trong nước, tỉ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ôtô mới chỉ đạt ở mức từ 7-10%, một Vinaxuki dở dang và một Thaco liên doanh lắp ghép với các doanh nghiệp bên ngoài. Mặt khác, thuế suất nhập khẩu ôtô đang tiến dần về không đối với các quốc gia thuộc khối ASEAN.
Đó thực sự là một bức tranh toàn màu xám của nền công nghiệp ôtô Việt Nam. Thế nhưng, Phạm Nhật Vượng vẫn quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực này với khát vọng sản xuất được chiếc xe hơi của người Việt Nam mang đẳng cấp thể giới.
Theo một báo cáo hợp nhất quý III năm 2018 của Vingroup, tập đoàn này đã rót hơn 13.600 tỉ đồng, tương đương hơn nửa tỉ đô la vào VinFast. Đây thực sự là một canh bạc lớn của Phạm Nhật Vượng và ông đang đánh cược với chính tương lai của Vingroup.
Vị tỉ phú sau đó cũng khẳng định khi xe VinFast chính thức bán ra thị trường, ông sẽ thay thế chiếc xe Lexus LX570 đang sử dụng bằng xe VinFast.
Nhìn lại thì việc người đứng đầu doanh nghiệp tự hào dùng sản phẩm của chính mình, trên thế giới có lẽ là điều không mới: chủ tịch Samsung tự tay cầm điện thoại Samsung Galaxy đầu tiên đem tặng, dùng luôn. Steve Jobs tự xài Iphone, Elon Musk xài Tesla Car...
Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này là hết sức mới mẻ. Việc ông Vượng tự tay lái chiếc xe hơi đầu tiên và cam kết sẽ sử dụng nó chẳng khác nào ra một tuyên ngôn hùng hồn về chất lượng sản phẩm do đội ngũ của mình làm ra. Tuyên ngôn ấy làm cho người dùng tin tưởng và đánh tan mọi nghi ngờ về chất lượng.
Như vậy tức là Phạm Nhật Vượng đang đặt uy tín, danh dự, hình ảnh cá nhân của ông vào VinFast. Nó hơn cả một canh bạc về giá trị tài sản hay tiền của, nó là canh bạc của lòng tin, của thương hiệu và của cả cuộc sống của ông.
Điều đó càng cho thấy Phạm Nhật Vượng hi vọng và đặt rất nhiều niềm tin vào dự án này. Ước mơ về một nền công nghiệp xe hơi phát triển, ước mơ làm ra được một chiếc xe ôtô đẳng cấp thế giới cho người Việt, vì người Việt đã thôi thúc ông đánh cược tất cả với ván bài mạo hiểm này. Đúng như một lần, vị CEO Vingroup từng chia sẻ: "Mục tiêu cuối cùng của tôi là làm được gì đó cho đời".
Kinh doanh 09:29 | 12/06/2020
Tiêu dùng 19:06 | 09/06/2020
Kinh doanh 14:37 | 06/06/2020
Kinh doanh 19:58 | 28/05/2020
Tiêu dùng 16:19 | 28/05/2020
Tiêu dùng 14:47 | 06/05/2020
Tiêu dùng 19:39 | 24/04/2020
Tiêu dùng 22:40 | 02/04/2020