Vụ 7 học sinh bị đuổi học do nói xấu thầy cô trên Facebook: 'Giáo viên không có quyền tự ý xem điện thoại của học sinh'

LS Đặng Văn Cường khẳng định, theo Bộ luật dân sự 2015, giáo viên không có quyền tự ý mở, truy cập vào điện thoại, tài khoản cá nhân của học sinh.
vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh Tranh cãi việc sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học: ‘Cư dân mạng đưa ra nhiều bình luận quá khích’
vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh Đuổi học nếu bán dâm lần thứ 4: Sinh viên sư phạm bức xúc
vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh Nói xấu thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học

Cần phân biệt nói xấu với bày tỏ quan điểm

Liên quan đến vụ việc 7 học sinh trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa) bị đuổi học do nói xấu thầy cô trên Facebook, thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ, trước tiên, cần làm rõ việc “nói xấu” của các em học sinh là nói như thế nào?

Nội dung trao đổi, nói chuyện của các em có được xem như là một hình thức bày tỏ quan điểm, chính kiến cá nhân của mình hay không, những nội dung đó có phản ánh sự thật khách quan hay không.

Nếu đơn thuần chỉ là bày tỏ quan điểm, chính kiến, phản ánh sự thật thì câu chuyện của các em chỉ dừng lại ở việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.

vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh
Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội). (Ảnh: Đình Tuệ).

Tuy nhiên sự tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, được pháp luật cho phép, phù hợp với các quy định pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Nếu câu chuyện của các em học sinh không phải chỉ ở mức độ tự do ngôn luận mà đã lợi dụng, lạm dụng sự tự do ngôn luận để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân, cụ thể là có nội dung xúc phạm, vu khống giáo viên nhà trường thì hành vi này rất có thể sẽ bị xử lý kỷ luật tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm.

Mức độ xử lý kỷ luật áp dụng đối với học sinh phổ thông được quy định tại Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ giáo dục & Đào tạo hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông.

Theo quy định, việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, bao gồm: khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần lễ, đuổi học một năm.

Riêng việc đuổi học 1 năm chỉ áp dụng nếu học sinh mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác hoặc mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng.

Tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động… dùng vũ khí đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương.

Việc đuổi học học sinh phải tuân theo trình tự thủ tục quy định tại Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục. Sau khi phát hiện những học sinh mắc khuyết điểm sai phạm từ mức độ cần đề nghị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường trở lên, giáo viên chủ nhiệm lớp phải lập hồ sơ và báo cáo ngay với Hiệu trưởng và Hội đồng kỉ luật của nhà trường để xét và thi hành kỉ luật đồng thời nhà trường phải thông báo cho gia đình học sinh biết...

Do đó phải xem xét các biên bản xử lý kỉ luật căn cứ vào hành vi nào của học sinh và xác định tính chất, mức độ nghiêm trọng ra sao để kết luận việc kỷ luật có phù hợp với quy định pháp luật không.

Để đảm bảo quyền lợi, học sinh và cha mẹ học sinh nếu nhận thấy hình thức xử lý kỷ luật học sinh là chưa chính xác hoặc chưa đúng trình tự, thủ tục thì có quyền khiếu nại về kỉ luật của mình từ mức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường trở lên trong thời hạn một tuần lễ kể từ ngày được thông báo quyết định kỉ luật.

Giáo viên có vi phạm quyền riêng tư của học sinh?

LS Cường cũng nhấn mạnh, về việc giáo viên xem điện thoại của học sinh thì cần xem xét hành vi đó được diễn ra trong bối cảnh ra sao. Theo quy định của Hiến pháp thì mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh
Ảnh minh họa: Internet.

Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

"Do đó giáo viên không có quyền tự ý mở, truy cập vào điện thoại, tài khoản cá nhân của học sinh", LS Đặng Văn Cường khẳng định.

Trường hợp nội quy nhà trường không cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh cất giữ điện thoại, không sử dụng trong giờ học hoặc giáo viên yêu cầu học sinh để lên bàn giáo viên và cuối giờ học trả lại điện thoại đó cho học sinh.

Trong bất kỳ trường hợp nào, giáo viên đều không được pháp tự ý mở điện thoại của học sinh để xem, đọc các thông tin cá nhân nếu không được các em đồng ý hoặc không thuộc tình huống, trường hợp khẩn cấp (ví dụ cần liên lạc với người nhà học sinh trong trường hợp các em bị ốm, gặp nguy cấp,…).

Về phía nhà giáo, ngoài nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy thì còn phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.

Cũng cần phải nói thêm rằng, giáo dục không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn giáo dục, định hướng nhân cách cho người học.

Do đó việc để xảy ra tình trạng học sinh bất mãn, “nói xấu” giáo viên như trên cũng cần phải xem xét lại liệu việc giảng dạy đã thật sư đạt hiệu quả hay chưa. Quan trọng nhất của giáo dục là định hướng các ứng xử, cách sống cho học sinh, và giúp các em học sinh tiến bộ hơn chứ không phải là nơi kết tội các em.

Khi sự việc xảy ra gia đình và nhà trường nên tìm hiểu rõ nguyên nhân trước chứ không nên vội kết tội, cần phân tích cho học sinh và cả giáo viên hiểu bởi lẽ sự việc diễn ra là do cả 2 phía.

Giáo viên có thể chưa hoàn toàn đã hiểu học sinh, nắm bắt được thái độ, tâm lý, tính cách của các em và học sinh chưa hoàn toàn hiểu, thông cảm cho giáo viên. Khi các bên có sự đồng cảm, cảm thông, chia sẻ cho nhau và cũng bình tĩnh thì có thể sẽ thống nhất được cách giải quyết giữ gìn mối quan hệ thầy trò tôn trọng lẫn nhau hơn là việc đuổi học các em.

"Mặt khác việc các em có hành vi vô lễ, xúc phạm các thầy cô thì thầy cô cũng nên nhìn nhận lại bản thân, liệu đã đúng mực, tôn trọng các em hay chưa và từ đó hoàn thiện bản thân hơn. Sự tôn trọng luôn phải xuất phát từ cả 2 phía thì mới đạt kết quả tốt.

Học tập, giáo dục là quyền của trẻ em, là quyền của mỗi công dân được nêu rõ trong Hiến pháp, Luật trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan. Do đó thiết nghĩ cần hạn chế tối đa những hình thức kỷ luật đuổi học...", LS Đặng Văn Cường chia sẻ thêm.

vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh Đuổi học nếu bán dâm lần thứ 4: Sinh viên sư phạm bức xúc

Đa phần các sinh viên ngành sư phạm đều khá bức xúc và không đồng tình với Dự thảo thông tư quy định đuổi học ...

vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh 'Để sinh viên hoạt động mại dâm cũng do một phần lỗi ở nhà trường'

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, để sinh viên hoạt động mại dâm lỗi một phần cũng là ở nhà trường vì không chú trọng tuyên ...

vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh 'Có môi trường giáo dục nào dám nhận một sinh viên sư phạm từng hoạt động mại dâm vào dạy học?'

Theo TS Vũ Thu Hương, dự thảo quy định sẽ buộc thôi học với sinh viên ngành sư phạm hoạt động mại dâm đến lần ...

vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh Buộc thôi học nếu sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4: Ngôn từ không chuẩn, chồng chéo với luật khác

Có ý kiến cho rằng, dự thảo thông tư quy định buộc thôi học nếu sinh viên hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 ...

vu 7 hoc sinh bi duoi hoc do noi xau thay co tren facebook giao vien khong co quyen tu y xem dien thoai cua hoc sinh Bộ GD&ĐT rút Dự thảo buộc thôi học sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4 và lên tiếng giải thích

Tối 29/10, Dự thảo thông tư quy định buộc thôi học nếu sinh viên có hành vi hoạt động mại dâm lần thứ 4 đã ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.