Ngày 24.4, công an Đắk Nông thông tin thêm: Bà Loan cùng chồng khai bán 3 tấn hỗn hợp vỏ càphê, sỏi và dung dịch pin được sơ chế tại cơ sở của mình (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp) cho Lê Thị Hồng Thơ (39 tuổi) và Trần Văn Tuấn (42 tuổi, đều trú xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, Đắk Nông).
Sau đó, Thơ và Tuấn bán lại 3 tấn hỗn hợp trên cho Cty TNHH Sản xuất thương mại Thảo Dung do bà Phan Thị Dung (trú ấp Hưng Thủy, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) làm giám đốc.
Công an tỉnh Đắk Nông đã thu giữ được lượng hỗn hợp trên tại kho xưởng của Cty Thảo Dung. 9 tấn tiêu hạt đã trộn hỗn hợp vỏ càphê, sỏi và dung dịch pin cũng bị tịch thu. Số sản phẩm này, rất may chưa đưa ra thị trường tiêu thụ.
Liên quan đến vụ việc, CA tỉnh Đắk Nông khởi tố vụ án, ra quyết định tạm giữ giữ người khẩn cấp đối với 5 người để điều tra, gồm: Bà Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Xuân Bảo (33 tuổi, chồng bà Loan); bà Phan Thị Dung (56 tuổi); Lê Thị Hồng Thơ (39 tuổi) và Trần Văn Tuấn (42 tuổi).
Ngày 24.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác xác minh, làm rõ thông tin báo chí phản ánh về vụ việc phụ phẩm càphê bị nhuộm đen bằng pin ở Đắk Nông và tiêu thụ ở Bình Phước.
Theo đó, ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT) được cử làm tổ trưởng, cùng các thành viên chịu trách nhiệm tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc theo quy định tại Khoản 2, Điều 70 của Luật An toàn Thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT yêu cầu Sở NNPTNT 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước cung cấp hồ sơ, tài liệu, báo cáo bằng văn bản về các nội dung Tổ công tác yêu cầu và bố trí nhân sự phối hợp với tổ công tác.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định, Tổ công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành việc xác minh thông tin, Tổ công tác khẩn trương báo cáo kịp thời để Bộ NNPTNT báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Trao đổi với PV Báo Lao Động trưa 25.4, ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khẳng định: Ông chỉ mới nghe về thông tin này qua báo chí, chưa có cơ quan chức năng nào thông báo về việc chủ cơ sở sử dụng pin Con Ó để trộn vào hồ tiêu bán ra thị trường, nên chưa thể có bất kỳ khẳng định nào. “Tôi thấy đây là vấn đề rất nguy hiểm và nghiêm trọng, nếu đúng như vậy cần xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”. Chúng ta phải chờ kết luận của cơ quan chức năng, không nên nóng vội” - ông Nguyễn Nam Hải - “Thông tin này khiến người tiêu dùng rất hoang mang, bởi hồ tiêu là mặt hàng nông sản hầu như gia đình nào, ngành chế biến thực phẩm nào cũng sử dụng. Cần chờ ý kiến của cơ quan điều tra. Khi có kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ có thông tin chính thức về vấn đề này”- Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam Nguyễn Nam Hải khẳng định. KHÁNH VŨ (ghi) |
Phúc thẩm đại án Oceanbank: VKS đề nghị chấp nhận kháng cáo của 6 bị cáo
Tại phiên tòa hôm nay 26/4, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ của 6 bị cáo: Nguyễn Thị Loan, Trần Anh ... |