Vụ kiện Thần đồng đất Việt: Họa sĩ Lê Linh gặp bất lợi trong phiên tòa sơ thẩm

Sáng 24/1, phiên tòa sơ thẩm vụ kiện tranh chấp bản quyền bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt tiếp tục diễn ra tại TAND quận 1, TP HCM. 

Sau nhiều năm trì hoãn, hòa giải không thành và phía bị đơn xin phép vắng mặt, sáng 24/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự tranh chấp bản quyền tác giả bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt mới chính thức được diễn ra.

Trong phiên tòa sáng 24/1, phía bị đơn là bà Phan Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc công ty Phan Thị vẫn tiếp tục vắng mặt. Đại diện cho bà Mỹ Hạnh tham dự phiên xử là ông Nguyễn Vân Nam, đồng thời cũng là luật sư bảo vệ quyền lợi phía bị đơn. Về phía nguyên đơn, họa sĩ Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) xuất hiện tại tòa cùng hai luật sư biện hộ.

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham
Họa sĩ Lê Linh (áo đỏ) và luật sư Vân Nam (vest xanh) tại phiên tòa ngày 24/1

Tại phiên xử, luật sư bảo vệ quyền lợi cho họa sĩ Lê Linh nêu rõ 4 yêu cầu của phía nguyên đơn đối với bị đơn gồm:

- Đề nghị HĐXX không thừa nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt.

- Yêu cầu công ty Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng các biến thể khác nhau từ những nhân vật trong Thần đồng đất Việt cũng như trong các ấn phẩm khác như: Thần đồng đất Việt khoa học, Thần đồng đất Việt Mỹ thuật, Thần đồng đất Việt Toán Học...

- Yêu cầu công ty Phan Thị xin lỗi công khai ông Lê Văn Linh trên các phương tiện truyền thông báo chí như: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp Luật, Sài Gòn Giải Phóng, Thể thao văn hóa... trong 3 kì liên tiếp với nội dung xin lỗi gồm: "Xin lỗi họa sĩ Lê Linh cùng các độc giả về việc rút tiết hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo khi chưa được sự đồng ý của họa sĩ Lê Linh".

- Đồng thời, buộc công ty Phan Thị bồi thường phí luật sư trong vụ kiện là 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, đại diện phía bị đơn - luật sư Nguyễn Vân Nam đã không chấp thuận yêu cầu của nguyên đơn. Theo ông Nam, yêu cầu thứ nhất về việc không công nhận bà Mỹ Hạnh là đồng tác giả bộ truyện tranh là không có cơ sở.

"Ngày 29/3/2002, ông Linh tự nguyện kí văn bản xác nhận đồng tác giả với bà Hạnh. Vì vậy, việc ông Linh yêu cầu TAND quận 1 công nhận là tác giả duy nhất là không đúng, không phải là quyền và lợi ích hợp pháp. Ông Linh không tôn trọng cam kết tự nguyện", luật sư Vân Nam nói.

Đồng thời, luật sư Vân Nam cũng đưa ra những lập luận cho biết khả năng vẽ mĩ thuật của họa sĩ Lê Linh còn hạn chế và ông Linh từng viết đơn xin việc vào làm tại công ty Phan Thị chứ không phải vai trò hợp tác như ông từng nói. Vì vậy, luật sư Vân Nam đề nghị HĐXX xem xét yêu cầu tác giả duy nhất của ông Lê Linh.

"Ông Linh luôn chủ động công bố với truyền thông rằng ông là người hợp tác với Phan Thị nhưng sự thật ông là người nộp đơn xin việc và được công ty Phan Thị kí hợp đồng. Ông Linh là một trong những người vẽ chính của nhóm vẽ Thần đồng đất Việt", luật sư Nam nhấn mạnh.

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham
Hai bên nguyên đơn và bị đơn trong phần hỏi đáp tại tòa

Ngoài ra với yêu cầu chấm dứt các biến thể của phía nguyên đơn, luật sư Vân Nam cho đó là yêu cầu là chung chung và đề nghị ông Lê Linh nêu rõ các biến thể nào, chấm dứt ra sao... để HĐXX xem xét.

Đồng thời, luật sư Vân Nam cũng trình bày trước tòa rằng họa sĩ Lê Linh thường xuyên thay đổi lời khai nên những gì ông chia sẻ là không đáng tin cậy.

"Tại buổi làm việc ngày 16/7/2007, TAND quận 1 đã chuyển vụ án lên tòa án thành phố. Cho đến thời điểm này, ông Lê Linh chưa đưa ra bất kì bằng chứng nào về quá trình sáng tác", luật sư Vân Nam nói.

Về phía mình, họa sĩ Lê Linh cho biết: "Tôi một mình sáng tác từ tập 1 đến 78, trong quá trình đó bà Hạnh không tham gia bất kì công đoạn nào. Đến năm 2006, bà Hạnh cho nhân viên tập vẽ các nhân vật do tôi sáng tạo. Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu thì biết bà Hạnh đã tự ý đăng kí tên mình vào bản quyền tác giả. Theo tôi được biết, chỉ những người sáng tác nên tác phẩm mới được công nhận là tác giả, còn bà Hạnh chỉ nêu ý tưởng về bộ sách, còn toàn bộ nội dung và nhân vật là ý tưởng của tôi".

Trong phần đặt câu hỏi cho phía bị đơn, họa sĩ Lê Linh không đưa ra câu hỏi nào.

Khi luật sư biện hộ cho họa sĩ Lê Linh nêu câu hỏi về việc bà Phan Thị Mỹ Hạnh có đóng góp ra sao trong quá trình sáng tác, thực hiện bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt để chứng minh bà Hạnh là đồng tác giả hay tác giả duy nhất?, thì luật sư Vân Nam phản hồi rằng phía bị đơn không cần phải trả lời câu hỏi này bởi trong đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ gửi Cục bản quyền, ông Lê Linh đã kí và chấp thuận bà Hạnh là đồng tác giả, quyền chứng minh thuộc về nguyên đơn.

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho họa sĩ Lê Linh tranh luận tại tòa

Trả lời câu hỏi của phía bị đơn về nguyên nhân khởi kiện, họa sĩ Lê Linh cho biết lí do là vì bà Hạnh mạo nhận đồng tác giả. Ngay lập tức, luật sư Vân Nam đã phản bác câu trả lời này của họa sĩ Lê Linh khi cho biết trước đó, nam họa sĩ này từng nêu nguyên nhân khởi kiện là vì không đạt được thỏa thuận về phân chia lợi nhuận từ các tác phẩm phái sinh.

"Năm 2006, ông Linh tự ý rời khỏi công ty Phan Thị và nhận tổng số tiền là hơn 3 tỉ chưa kể các khoản thưởng. Ông Linh còn yêu cầu Phan Thị trả 10% giá bìa của từng tập nhân với lượng ấn bản + 30% giá trị hợp đồng nếu Phan Thị kí kết với bên thứ 3. Đồng thời vu khống bà Hạnh mạo nhận tác giả, trong khi năm 2002, ông Linh tự mình kí nhận đồng tác giả với bà Hạnh", ông Vân Nam nói.

Ngoài ra, luật sư phía bị đơn cũng bày tỏ sự thắc mắc về việc ông Lê Linh sinh trưởng tại TP HCM nhưng lại sáng tác những câu chuyện có nội dung về miền quê Bắc bộ, đồng thời cho biết rằng những câu chuyện này được sáng tác dựa trên cơ sở kí ức tuổi thơ của họa sĩ Lê Linh mà xây dựng nên 4 nhân vật chính Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo.

Giải đáp sự thắc mắc cho luật sư Vân Nam, họa sĩ Lê Linh khẳng khái nói: "Việc sinh trưởng ở đâu không ảnh hưởng gì đến việc sáng tác. Kí ức tuổi thơ của tôi có thể đến từ truyện tranh, phim ảnh, chứ không phải là nơi tôi sinh sống. Nếu luật sư không có kiến thức đó thì có thể tìm hiểu".

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham
Họa sĩ Lê Linh khá căng thẳng và lúng túng khi trả lời câu hỏi của luật sư Vân Nam

Phần tranh luận của hai phía nguyên đơn và bị đơn diễn ra khá sôi nổi, hé lộ nhiều tình tiết mới khiến HĐXX phải chú ý và đặt câu hỏi cho hai bên.

Trước yêu cầu của thẩm phán về việc họa sĩ Lê Linh cần xác định rõ yêu cầu của ông là yêu cầu công nhận ông là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật hay 4 nhân vật và câu chuyện trong bộ truyện tranh, trả lời HĐXX, họa sĩ Lê Linh nói là ông là tác giả duy nhất của bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt từ tập 1 đến tập 78 và là người sáng tạo đầu tiên hình tượng 4 nhân vật nêu trên. Hình thức thể hiện các nhân vật trong bộ truyện là mĩ thuật ứng dụng.

"Bà Phan Thị Mỹ Hạnh chỉ nêu yêu cầu thực hiện bộ truyện tranh về dân gian và tích trạng. Bà Hạnh chỉ tham gia vào công tác tổ chức, không tham gia sáng tác", ông Lê Linh nói.

Tuy nhiên theo HĐXX, không thể nào căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ ghi rõ thuộc về tập thể tác giả để nói ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất, điều này là không có cơ sở. Phản hồi với HĐXX, luật sư phía nguyên đơn cho rằng Cục bản quyền đã hiểu sai và không thẩm định lại yêu cầu cấp giấy chứng nhận từ phía bị đơn.

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham
Theo thẩm phán Nguyễn Quang Quynh, đây là vụ kiện khá phức tạp

Trả lời HĐXX, luật sư Vân Nam cho biết tác phẩm Thần đồng đất Việt đã tồn tại trong trí óc, suy nghĩ tinh thần của bà Hạnh từ lâu, còn ông Linh chỉ là người hiện thực hóa ý tưởng bà Hạnh. Vì vậy, không thể công nhận họa sĩ, hay người chép thơ cho nhà thơ bị mù (luật sư Vân Nam nêu ví dụ) là tác giả của tác phẩm.

Tại phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Quang Quynh cũng bày tỏ quan điểm cho rằng đây là vụ kiện phức tạp và nhận được nhiều sự quan tâm từ công luận bởi đây là lần đầu tiên vụ kiện tranh chấp bản quyền truyện tranh được diễn ra, vì vậy HĐXX cần cân nhắc nhiều tình tiết.

Sau gần 4 giờ xét xử và tranh tụng, do vụ kiện còn nhiều điểm cần làm sáng tỏ và diễn biến phức tạp trong phần hỏi đáp nên HĐXX đã quyết định dời phiên xử vào lúc 8h30 sáng 25/1 tại TAND quận 1, TP HCM. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật đến độc giả những diễn biến mới nhất của vụ kiện.

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham 2 mấu chốt cần làm rõ trong vụ kiện Thần đồng đất Việt

"Điều quan trọng để giải quyết toàn bộ vụ án này đó là cần xem các bên thừa nhận với nhau những gì về sự ...

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham Vụ kiện bản quyền 'Thần đồng đất Việt': Phiên tòa tạm hoãn vì Phan Thị vắng mặt

Sáng 28/12, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt ...

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham Vụ kiện bản quyền 'Thần đồng đất Việt': Phan Thị bất ngờ xin hoãn phiên tòa sơ thẩm

Trước thềm phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện tranh chấp bản quyền bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt, phía bị đơn là ...

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham Nguyên nhân khiến vụ kiện tác quyền truyện Thần đồng Đất Việt gây 'chấn động'

Việc hoạ sĩ Lê Linh công khai quá trình kiện tụng với Công ty TNHH TM DV KT & Phát triển tin học Phan Thị ...

vu kien than dong dat viet hoa si le linh gap bat loi trong phien toa so tham Thần đồng Đất Việt - từ bộ truyện tranh 'made in Việt Nam' đình đám đến vụ kiện tác quyền dai dẳng

Thần đồng đất Việt là bộ truyện tranh Việt Nam tạo được dấu ấn lớn với độc giả trong nước. Tuy nhiên, mới đây, bộ ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.