Các bị cáo tại toà. |
Ngày 27/11, TAND TP HCM đã đưa các bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch hội đồng Tín dụng DAB); Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó Tổng Giám đốc DAB), Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 – công ty Bắc Nam 79) và 23 bị cáo khác ra xét xử sơ thẩm.
Các bị cáo bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” với hành vi gây thiệt hại hơn 3.608 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB).
Vũ "nhôm" kêu oan. |
Phiên toà có hơn 330 người có quyền và nghĩa vụ liên quan được triệu tập và hơn 60 luật sư tham gia bào chữa, bão vệ cho các bị cáo, người liên quan.
Ngay từ đầu phiên toà, Vũ “nhôm” đã kêu oan và khaingoài tên Phan Văn Anh Vũ còn có hai tên là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ. Ngoài quốc tịch Việt Nam, Vũ “nhôm” còn có quốc tịch Antigua and Barbuda.
HĐXX xác định, bị cáo Vũ “nhôm” có 2 tư cách tại phiên tòa, vừa là bị cáo, vừa là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Ngoài ra, trong quá trình xét hỏi tại toà, Vũ nhôm” vẫn không thừa nhận hành vi của mình và một mực kêu oan.
Vũ “nhôm” bị cáo buộc đã chiếm đoạt hơn 203 tỉ đồng của DAB trong việc mua 60 triệu cổ phần DAB với giá 600 tỉ đồng khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng vào năm 2014. Mục đích để Vũ trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB thì Vũ đồng ý.
Để có tiền mua cổ phần của DAB, Vũ “nhôm” thế chấp 220 lô đất tại TP Đà Nẵng để vay 400 tỉ đồng của DAB. Số tiền 200 tỉ còn thiếu, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ khống cho Vũ “nhôm”.
Tuy nhiên, DAB không thể tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng, nên ngày 8/4/2014, bị cáo Bình chỉ đạo DAB chuyển trả 600 tỉ đồng và hơn 9,5 tỉ đồng tiền lãi vào tài khoản của công ty Bắc Nam 79 do Vũ “nhôm” làm chủ tịch HĐQT.
Ngoài Vũ “nhôm”, tại toà, bị cáo Nguyễn Thị Ái Lan (SN 1973, nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Hội sở DAB) cũng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Sau khi VKS công bố xong bản cáo trạng, Vũ “nhôm” và Nguyễn Thị Ái Lan bị cách ly ở trại giam từ chiều ngày 28/11 đến hết ngày 29/11.
Trần Phương Bình có lỗi với Vũ “nhôm”
Trần Phương Bình tại toà. |
Tham gia phần xét hỏi, bi cáo Bình đồng ý với những hành vi được nêu trong bản cáo trạng liên quan đến bị cáo.
Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi đến số tiền hơn 2.000 tỉ đồng mà Bình bị truy tố trong cáo trạng đã chiếm đoạt của DAB, bị cáo Bình cho biết, số tiền này thực tế không bị mất đi.
“Về số liệu truy tố việc bị cáo chiếm đoạt hơn 2.000 tỉ đồng là chính xác, nhưng về bản chất thì số tiền này còn nằm trong số cổ phần của bị cáo và các cổ đông bị cáo nhờ đứng tên, hiện vẫn đang ở DAB chứ không mất đi”, bị cáo Bình cho biết.
Cũng tại phiên toà, bị cáo Bình khai rằng, bị cáo về làm việc tại DAB từ năm 1992. Trước đó, bị cáo từng là giáo viên tại trường Trung cấp tài chính TP HCM từ năm 1983 – 1992.
Liên quan đến số tiền 200 tỉ đồng trong số 600 tỉ đồng chuyển vào tài khoản công ty Bắc Nam 79, ông Bình cho biết, ông không nói cho Vũ “nhôm” biết nguồn gốc số tiền ở đâu.
Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi và làm việcc, bị cáo Bình cho rằng, Vũ “nhôm” thực sự biết nguồn tiền mà ông Bình sử dụng chuyển vào công ty Bắc Nam 79 là từ DAB.
Cũng tại toà, ông Bình cho biết nguyên nhân chuyển 13,9 triệu USD cho Phan Văn Anh Vũ sử dụng là do ông cảm thấy có lỗi.
"Bị cáo muốn anh Vũ trở thành cổ đông chiến lược của DAB nhưng lúc đó, ngân hàng đang rơi vào tình trạng âm quỹ, nợ xấu tăng cao. Bản thân bị cáo cảm thấy có lỗi với anh Vũ", ông Bình trình bày.
Đồng thời, ông Bình cũng cho biết, vài năm trước đó, Vũ “nhôm” cũng đã từng nhờ ông mua giúp USD. Theo suy nghĩ của ông Bình, Vũ “nhôm” nhờ mua hộ thì sẽ thanh toán nhưng thực tế Vũ không thanh toán.
Cáo trạng thể hiện, từ ngày 30/5/2007 đến ngày 25/12/2007, bị cáo Trần Phương Bình chỉ đạo Nguyễn Đức Vinh (Trưởng phòng Ngân quỹ Hội sở, kiêm Thủ quỹ) lập 8 Bảng kê kiêm phiếu thu (không số) thu khống tổng số hơn 374 tỉ đồng để bị cáo này mua tổng số gần 5,4 triệucổ phần DAB đứng tên Trần Phương Bình và người thân.
Trong số cổ phần mua, ông Bình mua 523 nghìn cổ phần DAB đứng tên bố vợ là Cao Ngọc Liên, mua gần 1,3 triệu cổ phần DAB đứng tên con gái là Trần Phương Ngọc Thảo, mua hơn 1 triệu cổ phần DAB đứng tên con gái là Trần Phương Ngọc Giao và mua 200 nghìn cổ phần DAB đứng tên vợ là Cao Thị Ngọc Dung.
Khai tại Cơ quan điều tra, người thân của ông Bình cho biết, họ không hề biết đứng tên để mua cổ phần giúp cho bị cáo này.
Về việc bán cổ phần DAB, ông Bình khai có một số hạn chế với thành viên và gia đình thành viên HĐQT nên Bình không thể bán cổ phần ông và người thân đứng tên. Vì vậy, ông Bình giữ lại cổ phần của vợ và các con.
“Cổ phần đứng tên bị cáo thì bị hạn chế bán. Nếu thực hiện bán cổ phần đứng tên mình, vợ và con thì phải công bố trước công luận. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín của DAB”, ông Bình trả lời tại toà.
Cũng theo ông Bình, khi đến kỳ nhận cổ tức, DAB chuyển qua tài khoản người đứng tên cổ phần thì Bình sẽ nói người thân chuyển hoặc nói nhân viên chủ động chuyển trên hệ thống qua tài khoản cá nhân sử dụng.
Tiếp tục trình bày, ông Bình cho biết, bản thân không có ý định thâu tóm quyền lực tại DAB khi mua cổ phần của DAB và cho người thân đứng tên.
Bình giải thích rằng, khi bỏ phiếu biểu quyết tại hội đồng cổ đông, người nào sở hữu trên 30% cổ phần thì có quyền ban hành nghị quyết. Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm cổ phần của ông và người thân đứng tên chưa bao giờ đạt đến con số 20%.
Về số cổ tức, ông Bình cho biết,tùy thời điểm và tùy vào quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), số tiền để chia cổ tức cho cổ đông cũng thay đổi, có năm lên tới 40%, năm thấp nhất là 8%.
Ông Bình nhờ người thân mua cổ phần và nhận cổ tức nêN khi số tiền cổ tức sẽ chuyên về đều thông qua thông qua tài khoản thẻ ATM. Khi tiền cổ tức được chuyển vào tài khoản ông Bình nhờ đứng tên, 1-2 ngày sau thì họ chuyển lại qua tài khoản cho cựu Chủ tịch HĐQT DAB.
Tham gia phần xét hỏi ở toà, Vũ “nhôm” nói thông qua Võ Ngọc Châu (TGĐ Cty 586), Vũ quen và có mối quan hệ cực kì tốt đẹp với ông Bình từ năm 2006. Ông Bình nhiều lần giúp đỡ kinh tế cho Vũ.
Bị cáo này cũng cho rằng, việc ông Bình cho Vũ vay cá nhân 200 tỉ hoàn toàn là giao dịch dân sự vì Vũ không hề ký bất kì hồ sơ pháp lý nào.
Đồng thời, đối với 13,4 triệu USD, Vũ “nhôm” xác định, Trần Phương Bình cho ông vay với tư cách cá nhân và đây là giao dịch dân sự bình thường.
Khai tại toà, Vũ “nhôm” thừa nhận, trình độ học vấn của bản thân chỉ 10/12 và ông không hề am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng và chưa bao giờ tham gia lĩnh vực này vì công ty của ông làm về kinh doanh bất động sản.
Việc đề xuất việc mua cổ phần của DAB là do ông Bình gặp và trao đổi với Vũ vào năm 2013, 2014.Theo đó, Vũ “nhôm” khẳng định, việc mua cổ phần của DAB là với tư cách của Công ty Bắc Nam 79 chứ không phải tư cách cá nhân.
Cũng tại toà, Vũ “nhôm” cho biết, nguồn tiền 600 tỉ đồng là gồm 400 tỉ của công ty Bắc Nam 79 vay của DAB và 200 tỉ tiền cá nhân của ông Bình cho Vũ “nhôm” mượn. Tuy nhiên, Vũ “nhôm” cho rằng, 2 dòng tiền này đã bị hoà vào nhau, không thể phân tích được.
“Tại thời điểm này, 2 dòng tiền hoà vào nhau. Trong đó, 500 tỉ đồng đã dùng để mua 50 triệu cổ phần hiện hữu từ 4 công ty, còn 100 tỉ thì mua cá nhân cổ phần theo anh Bình chỉ đạo. Anh Bình bảo sao thì bị cáo làm vậy vì bị cáo rất tôn trọng và tin tưởng anh Bình”, Vũ “nhôm” trình bày.
Với những lời trình bày của mình, Vũ “nhôm” khẳng định những gì ông nói là hoàn toàn chính xác và xin ông xin tính mạng bản thân cùng gia đình gồm 1 vợ, 6 con ra để đánh cược những câu trả lời này.
Ngoài ra, Vũ “nhôm” khẳng định, trong vòng 30 ngày, ông sẽ liên lạc gia đình, người thân để hoàn trả lại tiền cho TrầnPhương Bình.
Vũ ‘nhôm’ xin mang tính mạng của mình và gia đình để đảm bảo những câu trả lời
Khi trả lời những câu hỏi của luật sư, Vũ “nhôm” xin mang tính mạng của ông và gia đình để đảm bảo những câu ... |