Vụ xâm hại bé 9 tuổi ở vườn chuối: 'Công an huyện Chương Mỹ áp dụng đúng quy định của pháp luật'

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho rằng vụ án xâm hại cháu bé 9 tuổi, cơ quan công an Chương Mỹ cho đối tượng Trình được tại ngoại và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi địa phương là đúng pháp luật.

Vụ việc bé gái V.N.Q (10 tuổi, trú tại xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị đối tượng Nguyễn Trọng Trình xâm hại tại vườn chuối hậu quả cháu Q bị chảy máu vùng kín, gãy răng hàm, rạn xương, khiến dư luận vô cùng bức xúc phẫn nộ.

Sau đó, Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Trọng Trình (31 tuổi, trú tại xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi". 

Vụ xâm hại bé 9 tuổi ở vườn chuối: Công an huyện Chương Mỹ áp dụng đúng quy định của pháp luật - Ảnh 1.

Đối tượng Nguyễn Trọng trình tại cơ quan công an. (Ảnh: ANTĐ).

Tuy nhiên, sau 9 ngày tạm giam, cơ quan công an đã cho bị can tại ngoại và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ngoài ra cơ quan Công an huyện Chương Mỹ còn cho hay Trình từng có một tiền án về tội cướp giật tài sản, đang là đối tượng trong diện quản lý, theo dõi của cơ quan chức năng địa phương.

Việc cơ quan công an huyện Chương Mỹ để đối tượng Trình được tại ngoại và áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú, điều này đã gây rất nhiều tranh cãi và phẫn nộ của người dân trong những ngày qua.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết căn cứ vào điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định biện pháp ngăn chặn "Cấm đi khỏi nơi cư trú" thì việc áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú đối với đối tượng Trình là đúng pháp luật.

"Công an huyện Chương Mỹ áp dụng biện pháp này là đúng pháp luật để bảo đảm thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án và xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật". Ông Hà cho biết.

Vụ xâm hại bé 9 tuổi ở vườn chuối: Công an huyện Chương Mỹ áp dụng đúng quy định của pháp luật - Ảnh 2.

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp.

Về quyết định gây tranh cãi khi cơ quan công an huyện Chương Mỹ cho biết đối tượng Trình từng có tiền án về tội trộm cắp và chưa được xóa án tích nhưng vẫn được tại ngoại gây bức xúc dư luận ông Đỗ Đức Hồng Hà căn cứ vào điều 9 Bộ luật Hình sự quy định phân loại tội phạm ông giải thích.

"Nếu bị can phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm thì dù họ có tiền án về trộm cắp chưa được xóa án tích họ vẫn chỉ phạm tội ít nghiêm trọng". Ông Hà đưa ra lời giải thích.

Ông Hà còn cho biết thêm: "Vụ việc này đang trong quá trình điều tra và tôi sẽ theo dõi để bảo đảm đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người bị hại, nhất là lợi ích của trẻ em nữ".

Chiều 19/3, VKS TP Hà Nội đã ký công văn số 686/VKS-P2 gửi VKSND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) về việc yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và chuyển vụ án để điều tra đối với vụ án Nguyễn Trọng Trình bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ khởi tố về tội "Dâm ô với người dưới 16 tuổi".

Nguyễn Trọng Trình (sinh năm 1988, trú tại thôn Lưu Xá, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ) là bị can đang bị điều tra trong vụ án xâm hại bé gái 10 tuổi xảy ra ngày 24/2/2019 tại thôn Bài Trượng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ. 

VKS TP đánh giá việc các Cơ quan tiến hành tố tụng huyện Chương Mỹ khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Nguyễn Trọng Trình về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" là chưa đánh giá đúng bản chất vụ án, dẫn đến không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can Nguyễn Trọng Trình, làm cho dư luận xã hội bất bình và gây bức xúc cho gia đình người bị hại. 

 Trên cơ sở đó, VKS TP Hà Nội đã yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân huyện Chương Mỹ phối hợp ngay với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ thực hiện việc bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Trọng Trình.

Đồng thời hoàn tất thủ tục chuyển vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố (PC01) để điều tra, xử lý theo pháp luật.

Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định biện pháp ngăn chặn "Cấm đi khỏi nơi cư trú"

1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;

b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

Điều 9 Bộ luật Hình sự quy định phân loại tội phạm 5

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Vụ dâm ô bé gái 9 tuổi: Điều tra, xem xét tội danh theo hướng hiếp dâmVụ dâm ô bé gái 9 tuổi: Điều tra, xem xét tội danh theo hướng hiếp dâm Vụ bé gái 9 tuổi bị xâm hại: Công an Hà Nội rút hồ sơ, bắt tạm giam bị canVụ bé gái 9 tuổi bị xâm hại: Công an Hà Nội rút hồ sơ, bắt tạm giam bị can Cha bé gái 9 tuổi bị xâm hại tại vườn chuối: ‘Nghe tin nghi phạm tại ngoại tôi rất bức xúc"Cha bé gái 9 tuổi bị xâm hại tại vườn chuối: ‘Nghe tin nghi phạm tại ngoại tôi rất bức xúc'
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.