Vụ xe cứu hỏa: Tài xế xe khách 'bất khả kháng'

Xoay quanh vụ xe cứu hoả bị xe khách tông ngay trên đường cao tốc, vậy pháp luật quy định sao về trường hợp này?

Như chúng tôi đã thông tin, chiều 18-3, một vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng đã xảy ra tại cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ khiến một cảnh sát PCCC tử vong và nhiều người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định do xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc, xe khách không làm chủ được tốc độ nên đã tông thẳng.

vu xe cuu hoa tai xe xe khach bat kha khang
Hiện trường vụ tai nạn. Nguồn: Vnexpress

Vụ TNGT này đã gây tranh cãi về việc xe cứu hỏa có được đi ngược chiều trên cao tốc, nếu được thì đi vào làn nào, lỗi thuộc về ai… Trong khi hầu hết các ý kiến bình luận đều cho rằng đây là tình huống bất khả kháng, tài xế xe khách không có đủ thời gian để xử lý nhường đường cho xe cứu hỏa; tài xế xe cứu hỏa đã không quan sát khi nhập làn cao tốc dẫn đến tai nạn... thì lại có ý kiến cho rằng lỗi thuộc về tài xế xe khách vì xe cứu hỏa là xe có quyền ưu tiên, được chạy ngược chiều...

Vậy pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào?

Ngày 20-3, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích:

Theo Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 thì xe cứu hoả là loại xe chữa cháy ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Xe này không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Tuy nhiên, luật cho phép xe cứu hoả được quyền ưu tiên nhưng không có nghĩa là lưu thông bằng mọi giá, bất chấp nguy hiểm cho những người trên xe và những người tham gia giao thông khác. Tức là dù cho có quyền ưu tiên nhưng xe cứu hoả phải đảm bảo an toàn thì mới điều khiển xe qua.

Tôi cho rằng nếu như xe cứu hoả đi ngược chiều trên đường cao tốc nhưng đi vào làn cứu hộ thì hậu quả đã không xảy ra. Lý do là làn này các phương tiện không được lưu thông mà chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Với tốc độ cao của xe khách mà xe cứu hoả lao ra như vậy thì tài xế xe khách không thể phản ứng kịp thời, đây được coi là trường hợp bất khả kháng.

Nhìn đoạn clip, tôi cho rằng tài xế xe cứu hoả có thể thiếu kinh nghiệm khi phán đoán tình hình lưu thông trên đường.

Như vậy, xe cứu hoả đi cứu hộ, nhưng khi chưa cứu hộ được thì đã gây ra hậu quả mà theo tôi nguyên nhân chủ yếu do sự thiếu quan sát của người điều khiển xe này.

Từ vụ tai nạn trên, tôi cho rằng nên sửa đổi Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 thành:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

"Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều trừ đường cao tốc, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông".

vu xe cuu hoa tai xe xe khach bat kha khang Xác định rõ tốc độ xe khách va chạm với xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân

Tốc độ xe khách khi va chạm với xe PCCC trên cao tốc Pháp Vân được lực lượng chức năng xác định rõ và chuyển ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.