Xe nhập dễ thở vì Chính phủ đề nghị kiểm tra, gỡ khó cho doanh nghiệp ô tô?

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, yêu cầu các cơ quan bộ ngành rà soát, kiểm tra ngay những vướng mắc của doanh nghiệp ô tô theo hướng công bằng, minh bạch, kiểm soát chất lượng và đề cao nội địa hoá ngành xe hơi trong nước.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cuộc đối thoại với các doanh nghiệp ô tô lắp ráp, nhập khẩu và liên doanh lắp ráp nhập khẩu để đối thoại về các vấn đề liên quan đến những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện Nghị định 116 về điều kiện lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh ô tô.

xe nhap de tho vi chinh phu de nghi kiem tra go kho cho doanh nghiep o to
Hàng nghìn chiếc xe nhập khẩu đang chuẩn bị ra nhập thị trường Việt Nam.

Tại đây, các ý kiến trái chiều nhau xung quanh quy định Giấy chứng nhận kiểu loại xe; kiểm định xe nhập khẩu theo lô, quy định đường thử dài 800 mét đối với các doanh nghiệp liên doanh sản xuất, lắp ráp xe hơi được các bên tranh cãi.

Đại diện nhóm liên doanh, doanh nghiệp nhập khẩu nói quy định trên gây khó dễ và cản trở họ hoạt động tại Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước cho rằng, đây là các biện pháp bảo vệ thị trường, hướng đến yêu cầu các doanh nghiệp làm ăn lâu dài, nội địa hóa và kiểm soát chất lượng xe nhập về Việt Nam.

Tiếp nhận ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, lãnh đạo Chính phủ khẳng định quan điểm đối xử với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước - ngoài nước mà cùng hướng đến mục tiêu chung là phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ, hiện nay, thị trường ô tô Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh, xu hướng ô tô hóa bắt đầu diễn ra và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực.

Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành cần tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hiện hành, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Đồng thời nghiên cứu hoàn thiện các chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến phát triển ngành công nghiệp ô tô và tăng cường kiểm soát chất lượng ô tô ở Việt Nam.

Các biện pháp "nóng" được Phó Thủ tướng nêu ra cho các bộ, ngành trong thời gian tới là: Phải kiểm soát nhập khẩu ô tô trong nội khối ASEAN theo Hiệp định Thương mại và hàng hóa ASEAN (ATIGA), đảm bảo đáp ứng nghiêm các điều kiện được hưởng thuế suất bằng 0%.

Các cấp, ngành tiếp thu ý kiến của các các tổ chức, cá nhân liên quan để nghiên cứu, giải trình, nếu cần thiết thì kiến nghị để hoàn thiện Nghị định 116 và Thông tư 03.

"Nghị định cần đáp ứng các yêu cầu về công bằng, minh bạch, và cạnh tranh theo những cam kết và thông lệ quốc tế, đảm bảo phát triển ngành công nghiệp ô tô đúng Chiến lược đã đề ra", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan tổ chức ngay các đoàn đi khảo sát, kiểm tra thực tế để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (nếu có).

Giao Bộ Tài chính chủ trì, sớm trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội về những chính sách thuế liên quan đến việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất lắp ráp ô tô cần quan tâm hơn nữa tới phát triển công nghiệp hỗ trợ, tiếp tục nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực ô tô, tạo ra ô tô thương hiệu Việt Nam.

"Trong quá trình thực hiện Nghị định 116 và Thông tư 03, nếu gặp vấn đề vướng mắc, các doanh nghiệp gửi ý kiến về Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền, các vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.