Một số loại thực phẩm Tết chứa hóa chất độc hại đễ gây ngộ độc | |
Nếu không muốn bị ngộ độc, bạn hãy cẩn trọng khi ăn những thực phẩm này |
Theo các chuyên gia nghiên cứu, ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.
- Ngộ độc cấp tính: là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài... Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.
- Ngộ độc mãn tính: là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.
Nếu vô tình ăn phải những loại thực phẩm bẩn thì có khả năng bị ngộ độc, nhất là với trẻ em vì sức đề kháng còn yếu. (Ảnh: Plo) |
Ngộ độc thực phẩm là loại ngộ độc phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn. Việc xử trí ban đầu khi mới bị ngộ độc ảnh hưởng rất nhiều tới những biến chứng sau này, thậm chí còn cứu được nạn nhân trước lưỡi hái tử thần.
Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… gây hại tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện nghi bị ngộ độc cần biết cách xử trí kịp thời.
Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trong vòng 6 giờ thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào bằng những cách sau: dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn. Chú ý, khi bệnh nhân nôn để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.
Sau khi gây nôn, nếu thấy nôn ra được hầu hết thức ăn thì để người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi liên tục và nếu có bất cứ triệu chứng gì khác lạ thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nôn ói là triệu chứng rõ rệt nhất khi bị ngộ độc. (Ảnh: ginethealthcare) |
Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc ngoài sáu tiếng đồng hồ, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, cần xử trí bằng cách:
- Dùng chất trung hòa: Nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….
- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
- Dùng chất kết tủa: Nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
- Dùng chất giải độc: Với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.
Nếu bệnh nhân tiêu chảy nhiều thì có thể cho uống dung dịch oresol (pha theo hướng dẫn ghi trên bao bì) hoặc nếu không có sẵn gói oresol thì có thể pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để chống mất nước cho cơ thể.
Khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, sau khi xử trí đúng cách tại nhà, nơi làm việc cần nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị phù hợp, kịp thời.
Chú ý thu nhận và mang theo thức ăn nước uống nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn. Không cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào theo lời mách bảo.
Để tránh những hậu quả do ngộ độc thực phẩm nói chung gây ra, cách tốt nhất là chủ động phòng tránh. Người nội trợ cần chú ý trong khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm: chọn những thực phẩm có nguồn gốc an toàn, tươi mới, sơ chế sạch trước khi chế biến, có thể ngâm nước muối để loại bỏ bớt độc tố trong rau, trái cây, thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
(Ảnh: LiLy App) |
Một số cách hạn chế ngộ độc thực phẩm hiệu quả: - Không sử dụng thức ăn có mùi lạ, thịt cá ươn hay vừa mới bắt đầu có dấu hiệu ươn nên loại bỏ. - Cẩn thận khi ăn uống ở các quán dọc đường lúc đi du lịch. - Ăn thức ăn, thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, hay trứng cũ. - Không ăn các sản phẩm từ bơ, sữa để quá lâu. - Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi tiếp tục cất lại. |