Căn bệnh ung thư phổi diễn viên Mai Phương mắc có thể chữa khỏi không? |
Nghệ sĩ Việt giúp đỡ Mai Phương điều trị bệnh ung thư phổi |
Trò chơi này diễn ra trong vòng 50 ngày, hướng dẫn người chơi hoàn thành 50 nhiệm vụ, bao gồm tự ngược đãi bản thân, xem phim kinh dị, đi ra nghĩa địa lúc nửa đêm...
Đến ngày thứ 50, nhiệm vụ cuối cùng người chơi nhận được chính là tự kết liễu bản thân.
Được biết, đã có ít nhất 130 người tử vong sau khi tham gia thử thách Cá Voi Xanh này.
Trò chơi có mặt trên mạng xã hội cách đây 3 năm và bắt nguồn từ Nga. Năm 2017, cảnh sát đã bắt giữ Philipp Budeikin (21 tuổi) vì xúi giục ít nhất 16 thiếu nữ tự tử thông qua trò chơi mình sáng lập mang tên Cá Voi Xanh.
Tháng 4 năm nay, thử thách Cá Voi Xanh đã du nhập vào Việt Nam, dấy lên mối lo cho các bậc phụ huynh có con em đang trong độ tuổi đến trường. Cụ thể, một số thanh thiếu niên tại tỉnh Tiền Giang có biểu hiện tham gia Cá Voi Xanh.
Theo thông tin, đã có học sinh đã cắt tay tạo hình cá voi xanh như hướng dẫn trên Internet. Ngay sau khi nhận được tin, các cơ quan chức năng, giáo viên và phụ huynh đã quan tâm theo dõi, ngăn chặn các em thực hiện trò chơi nguy hiểm này.
Mạng xã hội WhatsApp đang nổi lên một trào lưu mới mang tên "Momo", có kịch bản gần giống với "Thử thách Cá Voi Xanh".
Khi tham gia trò chơi, người sử dụng ứng dụng WhatsApp sẽ gửi tin nhắn tới một số điện thoại lạ, sau đó sẽ nhận lại được những hình ảnh kinh dị và tin nhắn phản hồi với nội dung rất bạo lực.
Biểu tượng của trò chơi này là hình ảnh một phụ nữ với gương mặt kinh dị, bắt chước theo tác phẩm của một họa sĩ Nhật Bản tên là Midori Hayashi (hoàn toàn không liên quan đến trò chơi này).
Momo hiện lan truyền ở nhiều nước, ngoài Argentina, Mexico còn có Mỹ, Pháp, Đức... Đối tượng nó nhắm đến chủ yếu là thiếu niên.
Chưa rõ động cơ thực sự đằng sau Momo nhưng các cơ quan có thẩm quyền đã lên tiếng cảnh báo những kẻ nhắn tin ẩn danh có thể đánh cắp thông tin cá nhân hoặc kích động các hành động tự làm hại bản thân
Trò chơi này nổi lên như một hiện tượng phổ biến ở độ tuổi thiếu niên, các bé hùa nhau bóp mũi và miệng một người khác, vì cho rằng có thể tạo ra cảm giác kích thích và hưng phấn. Trong khoảng thời gian từ 2007 - 2010, đã có ít nhất 183 người chết do tham gia trò chơi này.
Quỹ tài trợ nghiên cứu Hành vi Nguy hiểm (DBF) - một tổ chức phi lợi nhuận đang cố gắng giáo dục các bậc cha mẹ về hành vi liều lĩnh trong giới thiếu niên cho rằng: “Trò chơi ngạt thở nếu chơi theo nhóm sẽ có nguy cơ gây tai biến mạch máu não, mất trí nhớ, gãy xương, chấn động thần kinh và có thể tử vong. Nếu chơi một mình, nạn nhân càng có khả năng tổn thương não nghiêm trọng vĩnh viễn và chết”.
Trong thử thách này, người tham gia phải cho muối và đá lên cánh tay hoặc bàn tay, chờ cho đến khi da bị bỏng độ 1 hoặc 2.
Khi cho đồng thời cả hai thứ lên tay, muối sẽ làm giảm nhiệt độ của đá đến mức âm, tạo cảm giác bỏng rát đau đớn như nhúng tay vào băng giá.
Thử thách bắt người chơi phải giữ muối và đá lâu nhất có thể trên da. Tuy nhiên, nguy hiểm chưa xuất hiện cho đến khi cảm giác tê tái giảm dần, nghĩa là không ai biết mình đã bị bỏng đến mức độ nào.
Không những có thể để lại sẹo vĩnh viễn, người tham gia thử thách còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng máu.
Đây là trào lưu của giới trẻ tự đổ lên người dầu em bé (baby oil), nước sơn móng tay hoặc dung dịch dễ bắt lửa rồi châm lửa, nhìn lửa bùng cháy, sau đó nhảy vào bồn nước hoặc đổ nước lên người để dập lửa. Người chơi sẽ đăng tải video của mình rồi gửi đến người khác để thử thách họ.
Một thanh niên 15 tuổi ở New York đã tử vong sau khi thực hiện thử thách này. Cậu bé đã tự thiêu cho đến lúc chết, do không đứng ở gần phòng tắm hay nguồn nước để kịp thời dập lửa.
Một cậu bé khác đổ cồn lên ngực rồi châm lửa, khi được hỏi nguyên nhân làm như vậy, cậu bé trả lời chỉ là do đua theo trào lưu.
Sự phát triển của mạng xã hội tạo điều kiện cho thanh thiếu niên thi thố và so kè bản thân. Vì thế, thay vì tham gia các trào lưu mang tính giải trí, nhiều đứa trẻ lại đua nhau thực hiện những trò chơi mang tính kích thích và có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Các bậc phụ huynh, thầy cô, các nhà chức trách và bạn bè cần có sự quan tâm, chú ý hơn đến những đứa trẻ ở độ tuổi này.
Diễn viên Mai Phương mắc ung thư phổi giai đoạn cuối: Nên tầm soát để phát hiện bệnh sớm
Diễn viên Mai Phương phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn 4 (giai đoạn cuối). Nếu được phát hiện sớm, Mai Phương cũng như ... |
Thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư phổi - căn bệnh đang hành hạ diễn viên Mai Phương
Thông tin nữ diễn viên Mai Phương mắc ung thư phổi ở giai đoạn cuối khiến nhiều người bàng hoàng. Cùng tham khảo một số ... |
Căn bệnh của diễn viên Mai Phương nguy hiểm thế nào?
Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh này cũng như số tử vong ngày một tăng. Tuy nhiên, việc ... |