Bệnh Alzheimer - Hệ lụy từ chứng rối loạn giấc ngủ | |
Top thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer | |
Làm thế nào để sống chung với bệnh Alzheimer? |
Theo thống kê, có khoảng 32% người lớn tuổi trên thế giới mắc bệnh Alzheimer và từ trước đó 20 năm thì bộ não đã bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo bệnh. Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và gợi ý một số việc làm, thói quen mà người trẻ nên áp dụng để tránh mắc bệnh Alzheimer khi về già, cụ thể:
1. TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN
Theo Tổ chức nghiên cứu bệnh Alzheimer, thường xuyên tập thể dục có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 50%. Hoạt động thể chất không chỉ giúp lưu thông máu mà còn tăng cường sức khỏe và bảo vệ não bộ.
- Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, bạn nên bắt đầu bằng bộ môn bơi lội hoặc đi bộ.
- Dành 20 – 30 phút mỗi tuần để tập tạ nhằm phát triển cơ bắp cũng như duy trì sức khỏe não bộ.
- Cuối tuần, bạn nên luyện tập các bài tập cân bằng để thư giãn gân cốt và phòng tránh tình trạng mệt mỏi.
2. GIAO TIẾP NHIỀU HƠN
Con người luôn thích được giao tiếp và không muốn bị cô lập. Gặp gỡ và trò chuyện với nhiều người sẽ giúp bạn chống lại sự phát triển của bệnh Alzheimer. Nếu bạn đang cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, nhàm chán và muốn được nói chuyện nhiều hơn với ai đó thì hãy thử:
- Tham gia một nhóm xã hội hoặc một lớp học.
- Ghé thăm trung tâm cộng đồng địa phương.
- Tham gia một lớp học về một chủ đề mà bạn quan tâm.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện.
- Gặp gỡ người hàng xóm của bạn.
- Đi ra ngoài thường xuyên hơn (rạp phim, công viên, quán cà phê, v.v ...)
3. CẢI THIỆN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Các nhà khoa học gọi bệnh Alzheimer là “tiểu đường não”. Vì nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa các rối loạn chuyển hóa với hệ thống xử lí tín hiệu. Bệnh Alzheimer hình thành khi tình trạng viêm và chất insulin trong cơ thể chống lại các tế bào thần kinh bị tổn thương, đồng thời ngăn ngừa sự giao tiếp giữa các tế bào não. Bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng đường và các thực phẩm giàu carbohydrates như bột mì trắng, mì ống, gạo trắng vì chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu và sau đó gây viêm não.
- Chất béo chuyển hóa (trans) có thể gây viêm và chúng cũng tạo ra các gốc tự do. Cả hai đều rất có hại cho não. Vì thế bạn nên cố gắng giảm tiêu thụ thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói sẵn.
- Chất DHA được tìm thấy trong các axit béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và mất trí nhớ bằng cách giảm các mảng beta-amyloid.
- Thường xuyên tiêu thụ trà xanh có thể tăng cường sự tỉnh táo và trí nhớ, đồng thời làm chậm sự lão hóa của não. Uống 2-3 tách trà mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe bộ não của bạn trong thời gian dài.
- Nhiều nghiên cứu khoa học đã minh rằng chế độ ăn giàu vitamin B-12 và axit folic có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer vì chúng là các vitamin chịu trách nhiệm hình thành DNA và duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh.
4. KÍCH THÍCH TRÍ NÃO
Những người luôn cố gắng ghi nhớ và hoạt động não bộ sẽ ít có khả năng mất trí hơn những người khác. Có khá nhiều hoạt động kích thích trí não mà bạn có thể thực hiện như sau:
- Ghi chép lại các hoạt động trong ngày vào một cuốn sổ nào đó, cần thực hiện đều đặn mỗi ngày.
- Cố gắng quan sát, đặt câu hỏi và mô tả giống như một điều tra viên. Luôn tự đặt ra các câu hỏi “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, “khi nào” và “tại sao”.
- Hãy thử học một ngôn ngữ mới hoặc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của quốc gia nào đó mà bạn yêu thích.
5. NGỦ ĐỦ GIẤC
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trạng của bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển bệnh Alzheimer hơn.
- Nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để chợp mắt vào các buổi trưa.
- Vào buổi tối, trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng, bạn nên thư giãn tinh thần bằng cách tắt hết đèn và thắp một vài ngọn nến. Hoặc bạn cũng có thể tắm nước ấm, đọc một vài trang sách yêu thích hay nghe một bản nhạc không lời đầy du dương.
- Bạn cần đi ngủ đúng giờ để giữ nhịp sinh học của chính mình, buổi sáng hôm sau bạn cũng nên dậy sớm và cố định giờ thức giấc để não được lập trình sẵn.
6. GIẢI TỎA CĂNG THẲNG
Sự căng thẳng và lo lắng mãn tính có thể gây hại não bộ và giảm thiểu khả năng ghi nhớ ở bạn. Chính vì thế, bạn cần hạn chế tối đa cảm xúc và tâm trạng tiêu cực này bằng các cách sau đây:
- Hãy thử tập thiền, cầu nguyện hay đi dạo vào các buổi sáng sớm và chiều muộn. Những hoạt động này có thể giúp bạn tránh được tình trạng stress.
- Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng hay choáng ngợp, bạn hãy hít thở thật sâu. Đây là cách tốt nhất để bạn cân bằng cảm xúc và cảm thấy bình tĩnh, tự tin.
- Đọc truyện cười, xem một bộ phim hài cũng là cách để bạn loại bỏ căng thẳng hiệu quả.
Bệnh Alzheimer - Hệ lụy từ chứng rối loạn giấc ngủ
Mới đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã gây chấn động toàn thế giới. Họ đã tìm ra thủ phạm gây bệnh ... |
Top thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer
Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh gây mất trí nhớ. Muốn chống lại căn bệnh mất trí khi về già, bạn nên tận ... |
Làm thế nào để sống chung với bệnh Alzheimer?
Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi của con người. Hiện tại liệu pháp điều ... |
Yoga và thiền định có tác động tích cực đến người bệnh Alzheimer
Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào có thể điều trị dứt điểm cho người bệnh Alzheimer. Tuy nhiên các nhà ... |
Lối sống 07:21 | 06/06/2019
Lối sống 06:20 | 02/06/2019
Lối sống 11:02 | 28/05/2019
Lối sống 13:35 | 26/05/2019
Lối sống 08:24 | 17/05/2019
Lối sống 07:28 | 14/05/2019
Lối sống 06:30 | 07/05/2019
Lối sống 06:15 | 29/04/2019