Google ấn tượng tôn vinh đạo diễn người Pháp Georges Méliès | |
Google kiếm thêm tiền từ người mua hàng trên mạng |
Thời đại thông tin, Internet giúp cho mọi công việc và các hoạt động hàng ngày diễn ra hiệu quả hơn. Từ việc đặt hàng thực phẩm, tìm kiếm địa điểm cho đến bất kì thông tin gì liên quan đến bệnh tật, triệu chứng bệnh hay nên điều trị bệnh ở đâu.
Có rất nhiều lời khuyên, phương pháp chữa trị khi bạn tra Google về một bệnh cụ thể, tuy nhiên nếu nhận định không đúng các triệu chứng thì công cụ tìm kiếm này có thể mang đến tác động tiêu cực. Dưới đây là một số điều bạn nên chú ý khi "hỏi bác sĩ Google".
1. Kiểm tra tính xác thực
Như chúng ta biết, ngay cả khi chúng ta gõ vào một triệu chứng nhỏ của bệnh, một số tình trạng sức khỏe có thể xảy ra mà triệu chứng đó chỉ là một phần của sự xuất hiện trên Google. Ngoài ra, có một số trang web chưa được xác thực trên internet có thể cung cấp cho bạn thông tin sai về các triệu chứng bệnh mà bạn đang tìm kiếm để tìm hiểu thêm.
Tốt nhất bạn hãy kiểm tra tính xác thực của các trang web này. Thậm chí tốt hơn, hãy đến hỏi một chuyên gia y tế để kiểm tra các triệu chứng bệnh của bạn.
2. Đừng tin hết vào những gì bạn đã đọc
Tất cả chúng ta đều đồng ý với thực tế rằng Google có một loạt thông tin khi thực hiện theo một số từ khóa tìm kiếm nhất định nhưng không phải mọi mẹo được đưa ra đều nên tin tưởng. Có một số thông tin y tế "hứa hẹn" sẽ giúp chữa bệnh cho bạn trong vòng vài ngày, với các biện pháp khắc phục đơn giản. Tuy nhiên, một số các biện pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ tiêu cực nếu áp dụng không đúng cách.
3. Đừng rơi vì hiệu ứng 'Nocebo'
Khi mọi người đang có các triệu chứng về sức khỏe, họ thường gặp các triệu chứng gợi ý khác liên quan đến rối loạn mà họ có thể không mắc, nhưng theo trải nghiệm về mặt tâm lý, họ chỉ đọc nó trên Google và thấy tin tưởng. Điều này được gọi là hiệu ứng 'nocebo'. Ví dụ, nếu bạn đang mắc triệu chứng cúm và bạn đọc rằng buồn nôn cũng là một triệu chứng cúm, bạn có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn, mặc dù bạn không có triệu chứng này trước đó. Thói quen này có thể làm cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn!
4. Luôn đọc phần 'Giới thiệu' trang web
Bất cứ khi nào bạn đang đề cập đến một trang web trên Google về thông tin sức khỏe hoặc mẹo về cách điều trị một bệnh cụ thể, hãy đảm bảo rằng bạn vào phần 'Giới thiệu' trên trang web của họ, để kiểm tra xem trang web sức khỏe này đã tồn tại trong một thời gian dài chưa và có nguồn xác thực từ nơi nhận được thông tin hay không. Điều này cho phép bạn tin tưởng trang web nhiều hơn, tin tưởng thông tin bạn đang tìm kiếm.
5. Hãy làm theo tư vấn Google khi có cả bác sĩ thẩm định
Hầu hết thông tin được cung cấp trên các trang web y tế ngày nay khá chung chung. Vì vậy, sẽ chỉ thực sự an toàn nếu bạn làm theo các mẹo tư vấn sức khỏe từ Google, sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Đừng hoảng sợ
Mọi người đọc về các triệu chứng của căn bệnh trên Google mà họ nghĩ rằng họ đăng mắc và bắt đầu hoảng loạn khi Google gợi ý rằng các triệu chứng của họ có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm. Đó là nơi mọi người cảm thấy như một cơn đau đầu nhỏ có thể là một triệu chứng của một khối u não, vì Google cung cấp cho họ rất nhiều gợi ý khác nhau.
Khi điều đó xảy ra, mọi người bắt đầu suy nghĩ quá mức và hoảng loạn, khiến họ lo lắng! Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện kiểm tra với bác sĩ có chuyên môn trước khi đi đến kết luận.
8 triệu chứng nguy hiểm với sức khỏe phụ nữ không được 'nhắm mắt làm ngơ'
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta bận rộn đến nỗi dường như thời gian dừng lại để lắng nghe cơ thể trở thành điều ... |
Đau vùng háng là triệu chứng bệnh gì ở nam giới?
Tình trạng đau vùng háng thường phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới, tuy nhiên phần lớn nam giới lại ít đề cập ... |
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là loại bệnh dễ lây lan, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh nguy hiểm bởi chỉ có thể ... |