Ấn Độ được lợi gì trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung?

Dù các nhà bình luận gọi phản ứng của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi là khôi hài vì quá yếu ớt trong động thái chống Trung Quốc, nhưng đằng sau là cả một chính sách sâu xa hơn.
Nikkei: Ấn Độ đã chọn phe trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Người biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Jammu, Ấn Độ hôm 1/7. (Ảnh: AP)

Tuần trước, Bộ Công nghệ Ấn Độ đã ban hành tuyên bố nêu rõ 59 ứng dụng bị cấm "gây thiệt hại cho chủ quyền, sự toàn vẹn, an ninh quốc gia và trật tự công cộng". Tuy nhiên, lí do này không thể tiết lộ toàn bộ những gì đang thực sự xảy ra.

Nếu giới quan sát nhìn nhận lệnh cấm chủ yếu là một biện pháp địa chính trị và kinh tế chống lại Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền thống trị về công nghệ, bước đi của Ấn Độ đã trở nên dễ hiểu hơn.

Nikkei Asian Review cho rằng lệnh cấm ứng dụng di động Trung Quốc của Ấn Độ nên được nhìn nhận trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ mà thế giới hiện đang trải qua.

Chính phủ Mỹ không ngừng tấn công gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei Technologies và Tổng thống Trump còn kí một sắc lệnh hành pháp hạn chế doanh nghiệp Mỹ hợp tác với Huawei cũng như các công ty nước ngoài gây "rủi ro an ninh quốc gia" khác.

Mỹ đã gây áp lực buộc các đồng minh cấm Huawei triển khai mạng 5G và mở một cuộc điều tra an ninh quốc gia chống lại ByteDance - chủ sở hữu ứng dụng TikTok.

Dựa theo các qui định thiếu rõ ràng của WTO về an ninh, một số nước sử dụng tấm áo choàng "an ninh quốc gia" để ban hành các biện pháp hạn chế thương mại, và Ấn Độ cũng không phải ngoại lệ khi được lợi hơn rất nhiều.

Ấn Độ đang có lợi hơn khi ngầm về phe Mỹ

Nikkei nhận định, cuộc chiến công nghệ của hai siêu cường Mỹ - Trung đang lan rộng, khiến các quốc gia khác buộc phải chọn một phe để có lợi cho mình. 

Đúng là Trung Quốc có nhiều cách để lách luật cấm và người dùng Ấn Độ hiện đóng góp không nhiều vào doanh thu chung của hầu hết các ứng dụng.

Tuy nhiên, lệnh cấm của chính quyền ông Modi vẫn góp phần hạn chế cơ hội tiếp cận của các ứng dụng di động Trung Quốc với một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Dù lệnh cấm có hợp pháp hay không thì lợi ích kinh tế đôi bên đều bị ảnh hưởng. 

Theo Nikkei, các doanh nghiệp Mỹ chiếm 68% vốn hóa của 70 nền tảng kĩ thuật số hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 22%. Các quốc gia khác đang tụt xa so với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và buộc phải nghiêng về một trong hai phe.

Ấn Độ cũng đang xem xét cấm Huawei và ZTE - một công ty viễn thông lớn khác của Trung Quốc, tham gia vào mạng 5G của nước này. Mặt khác, các khoản đầu tư của Facebook vào công ty viễn thông Reliance Jio của Ấn Độ lại được thông qua mà không vấp phải phản đối nào từ Bộ Công nghệ hay cơ quan quản lí cạnh tranh Ấn Độ.

Tuy nhiên, Nikkei cảnh báo chính phủ các nước nên đánh giá tác động kinh tế của các lệnh cấm công nghệ đối với doanh nghiệp, người dùng và người lao động địa phương trước khi ban hành quyết định chính thức.

Chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, và thậm chí đại dịch Covid-19 cũng không thể tạo ra một làn sóng dịch chuyển chuỗi sản xuất lớn ra khỏi nước này thì bước đi của Ấn Độ cũng cần nhiều toan tính.

Bên cạnh đó, tất cả các nước có tư tưởng độc lập đều né tránh bước chân vào thế giới mà Mỹ đóng vai trò là nhà lãnh đạo công nghệ duy nhất. Lợi ích của Ấn Độ sẽ cân bằng nhất nếu nước này duy trì tính trung lập về kinh tế và chính trị, không liên kết với bất kì bên nào như trong quá khứ, Nikkei bình luận.

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.