Ấn tín phát hiện ở Nghệ An chỉ giống như một đồ chơi trưng bày

Một số chuyên gia đặt nghi vấn về niên đại và giá trị của chiếc ấn hình rồng mới được tìm thấy ở Nghệ An và cho rằng, nó chỉ là đồ chơi trưng bày hoặc phong thủy.  

Liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Khương (SN 1971) và bà Nguyễn Thị Đông (trú ở xóm 4, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) rủ nhau vào đồi Khe Gỗ xóm 5, xã Nghi Lâm hái rau má. Tại đây, cả hai bà đã phát hiện một vật kim loại có 9 đầu rồng, nặng khoảng 1,6kg, có màu đen, vàng, mặt trước và mặt dưới có dòng chữ Hán.

an phat hien o nghe an giong nhu mot do choi trung bay
Vật lạ có hình thù giống ấn tín của vua chúa, có 9 đầu rồng, nặng khoảng 1,6kg, bằng kim loại có màu đen, vàng, mặt trước và phía dưới có dòng chữ Hán.

Ngay sau phát hiện, gia đình bà đã báo cho chính quyền địa phương. Ngày 30/11, đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh Nghệ An, Phòng văn hóa huyện Nghi Lộc đã về xã Nghi Lâm làm các thủ tục cần thiết để tiếp nhận vật thể lạ nghi là ấn tín cổ của vua chúa thời phong kiến.

an phat hien o nghe an giong nhu mot do choi trung bay Ấn tín nghi của vua tại Nghệ An không quá 30 năm tuổi?

Chuyên gia cho rằng đây là một dạng ấn được dùng với mục đích cầu tài lộc, trấn yểm phong thuỷ và chỉ mới xuất ...

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia về vấn đề trên.

GS.TSKH Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, qua hình ảnh và thông tin phản ánh trên các bài báo ông đọc được thì chiếc ấn đó không nằm trong hệ ấn chương của Việt Nam.

“Tôi chưa được tiếp xúc trực tiếp với hiện vật nên chưa thể đánh giá về niên đại và giá trị của chiếc ấn hình rồng này được”, GS Phan Huy Lê nói.

an phat hien o nghe an giong nhu mot do choi trung bay
Nhiều chuyên gia cho rằng, ấn này như một vật phẩm phong thủy (Ảnh Zing)

Chia sẻ về vấn đề trên, TS Phạm Quốc Quân, thành viên Hội đồng di sản Quốc gia cho hay, để đánh giá cổ vật thì phải trực tiếp quan sát, nghiên cứu.

Ông Quân nói, ông đã xem những hình ảnh được phản ánh trên báo chí thì thấy, đây không phải ấn truyền thống của Việt Nam. Căn cứ vào những hoa văn, văn tự mà ông biết thì đây không phải ấn cổ của vua chúa Việt Nam. Ngay cả ấn người ta làm giả cổ cũng không làm những ấn như vậy.

an phat hien o nghe an giong nhu mot do choi trung bay Ấn tín nghi của vua tại Nghệ An không quá 30 năm tuổi?

Chuyên gia cho rằng đây là một dạng ấn được dùng với mục đích cầu tài lộc, trấn yểm phong thuỷ và chỉ mới xuất ...

Theo ông Quân, nhiều năm nghiên cứu, ông từng tiếp xúc với rất nhiều các ấn giả cổ. Nhưng ấn giả cổ thường làm tương đối sát với những mẫu ấn thật trong lịch sử. “Chiếc ấn ở Nghệ An không làm theo mô hình ấn thật nào, nó là ấn mới. Chiếc ấn mới phát hiện ở Nghệ An mang tính hàng hóa nhiều hơn, giống như một vật phẩm lưu niệm, phong thủy hay đồ chơi trưng bày”, ông Quân nói.

Chia sẻ thông tin trên ấn mà nhiều người cho rằng ấn có xuất xứ từ Trung Quốc, triều đại Mãn Thanh, Tiến sĩ Quân cho hay, thông thường các loại ấn liên quan đến vua, triều đình đều có lạc khoản ghi thông tin về thời điểm làm ra chiếc ấn. Nhưng chiếc ấn ở Nghệ An không có. Mặt khác, ấn hình rồng thường là ấn vua chúa, thuộc hàng quốc bảo nên không dễ bị lưu lạc đến Nghệ An.

Khi người dân phát hiện cổ, cơ quan chức năng yêu cầu người dân giao nộp là đúng theo luật di sản. Ông khuyên, trước khi quyết định thu hồi cần có chuyên gia đánh giá thẩm định, để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc.

TS Quân cũng khuyến cáo, nếu người dân phát hiện vật nghi là cổ vật nên thông báo đến cơ quan chức năng để có các biện pháp bảo tồn, gìn giữ.

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.