Theo thường lệ, cứ đến cuối năm, các chủ shop online cho rằng cần giảm giá để tăng lượng hàng hóa bán ra. Những banner "Sale 50-70% tất cả mặt hàng", "Mua 1 tặng 1, mua 2 trả tiền 1"," Khuyến mại khủng cuối năm giảm 30-50% giá trị mặt hàng" xuất hiện ở khắp facebook, website quảng cáo. Các mặt hàng khuyến mại lớn như thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, thời trang.
“Mình được công ty tặng ít bánh kẹo ăn Tết, nhưng do nhà có người tiểu đường nên cần thanh lí”, đây là một đoạn giới thiệu trên group facebook của chung cư tại Hà Đông. Tuy nhiên, người rao bán lại rất khôn khéo khi không đề giá công khai, mà những ai mua đều phải inbox nói chuyện riêng.
Ngay sau khi được đăng, nhiều cư dân đã nhanh chóng vào comment để mua hàng với mong muốn được mua rẻ. Sau đó, mọi người mới vỡ lẽ khi đây là người bán chuyên nghiệp.
Việc mượn chiêu quà tặng bán lại giá rẻ chỉ là cách để xử lí nhanh hàng tồn.
Áp lực về bán hàng sát Tết, nhiều shop online còn tung ra chương trình thanh lí bán hàng đồng giá, lấy lãi của sản phẩm này bù lỗ cho sản phẩm kia.
Chị Thu, chủ một shop tại Linh Đàm, cho hay do mong muốn đẩy hết hàng trước Tết, chị sẽ bán bằng mọi giá. “Khuyến mãi giảm giá sốc hiện không còn được nhiều người mua quan tâm”, chị cho biết.
Shop chị rao bán đồng giá 50 nghìn/sản phẩm đồ gia dụng gia đình. Các sản phẩm cần thanh lí thường là loại có giá quá cao hoặc giá thấp chất lượng kém, nếu áp dụng cách giảm giá thông thường cũng rất khó hấp dẫn được khách hàng vì hàng giá cao giảm nữa vẫn cứ cao, hàng giá thấp mà giảm tiếp lại lỗ nặng.
Còn chị Thanh Nga, chủ shop về mĩ phẩm lại có chiêu biến hàng thanh lí thành quà tặng. Theo đó, khách hàng mua các loại nước hoa, son còn được tặng thêm mặt nạ đắp mặt hoặc tẩy trang. Theo chị Nga, nhân dịp cuối năm, mỗi vị khách đặt hàng được tặng. Đây cũng là cách mà chị tri ân khách hàng, tăng lượng khách cuối năm.
“Tết năm nay, nhu cầu mua sắm giảm hẳn, như mọi năm mình cũng bán được chục triệu tiền hàng thì năm nay vẫn chưa đủ vốn. Tìm đủ mọi cách mà vẫn chưa đẩy hết được hàng tồn kho”, chị Nga kể.
Lợi dụng tâm lí thích mua hàng rẻ, các doanh nghiệp có những thủ thuật khác nhau để qua mắt khách hàng, bằng các chương trình khuyến mại. Rất nhiều người tiêu dùng đã không đủ tỉnh táo mua phải hàng kém chất lượng và còn bị nâng giá.
Thực tế, trong thời gian qua, nhiều vụ lừa đảo mua bán hàng qua mạng đã khiến người mua dè chừng. Người tiêu dùng cần thận trọng khi mua sản phẩm khuyến mãi, đọc kĩ thông tin cụ thể từ hạn sử dụng đến giá cả và tham khảo tại nhiều cửa hàng khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Chị Lê Thị Trang - (một khách hàng ở Hà Đông), cho biết một số shop thời trang khuyến mãi “giá sốc” tất cả hàng hóa áo quần, dày dép, tuy nhiên đây đều là những mẫu mã cũ, qua mùa, khách ít ưa chuộng.
Chị Trang cho hay, nhìn thấy người mẫu mặc đẹp nên chị đã đồng ý mua chiếc áo với giá 900.000 đồng. Đến khi họ giao đồ chị Tú mới phát hiện chất liệu khác một trời, một vực với bức ảnh được đăng trên mạng, chưa kể lớp lót bên trong được may rất ẩu, nhiều chỗ nhăn nhúm. Gọi điện thoại cho chủ cửa hàng phàn nàn, chị được họ trả lời nếu không đồng ý có thể chọn mẫu khác chứ không được trả lại tiền.
Chị Thu Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) kể rằng có mua một chiếc balo trên một trang bán hàng online khá có tiếng, chiếc balo có giá hơn 500.000 đồng nhưng được giảm giá 40%, còn 319.000 đồng.
“Vì ham rẻ nên tôi ngay lập tức đặt mua cùng một số đồ gia dụng giảm giá khác.
Nhưng đến khi nhận hàng thì chất lượng không như mình nghĩ và hôm sau ra chợ, tôi thấy chiếc balo y hệt từ kiểu dáng cho đến chất liệu, giá chỉ chưa đến 300.000 đồng. Về kiểm tra lại thì cả mấy đồ gia dụng mình đều bị mua 'hớ'. Mang tiếng mua hàng giảm giá mà vẫn còn đắt hơn giá thật”, chị Hà cho biết.
Tiêu dùng 16:08 | 01/02/2020
Tiêu dùng 20:10 | 31/01/2020
Tiêu dùng 14:30 | 31/01/2020
Tiêu dùng 21:07 | 30/01/2020
Tiêu dùng 17:20 | 30/01/2020
Tiêu dùng 14:36 | 30/01/2020
Tiêu dùng 21:14 | 29/01/2020
Tiêu dùng 22:56 | 28/01/2020