Bắt đầu xét xử đại án kinh tế OceanBank

Đúng như dự kiến, hôm nay (27/2) Hà Văn Thắm, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cùng 47 đồng phạm bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử xử sơ thẩm về tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
bat dau xet xu dai an kinh te oceanbank Lợi dụng 'con rối' ở các công ty sân sau, Hà Văn Thắm khiến PVN mất trắng 800 tỷ đồng

Với vai trò là chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Hà Văn Thắm cùng đồng bọn đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ ...

bat dau xet xu dai an kinh te oceanbank 'Mối tình' dang dở của PVN và OceanBank

Nguyễn Xuân Sơn bàn bạc và trao đổi với Hà Văn Thắm thu phí khách hàng vay vốn và mua ngoại tệ tại Ngân hàng ...

bat dau xet xu dai an kinh te oceanbank Vì sao Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm hầu tòa?

Cùng một lúc bị truy tố về 3 tội danh, chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) ...

Trong phiên tòa này, Thẩm phán Trần Nam Hà được phân công ngồi ghế chủ tọa phiên tòa. VKS Nhân dân Hà Nội được ủy quyền công tố tại phiên tòa. Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 20 ngày.

bat dau xet xu dai an kinh te oceanbank

Di lý Phạm Công Danh ra phiên tòa xét xử

TAND TP Hà Nội đã triệu tập, đồng thời cơ quan chức năng đã di lý Phạm Công Danh – Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) –Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh ra phiên tòa xét xử đại án kinh tế tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank).

Cựu Chủ tịch VNCB liên quan đến Hà Văn Thắm trong việc chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn.

Trong phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại VNCB (trước đây là Ngân hàng Đại Tín), Phạm Công Danh nhận mức án 30 năm tù giam.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, khi biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chủ trương tái cơ cấu và sát nhập các Ngân hàng TMCP yếu kém nên Thắm đã gặp Hứa Thị Phấn đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng TMCP Đại Tín (Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại Ngân hàng Đại Tín cho Thắm.

Sau đó, Phấn đồng ý và ký Hợp đồng kinh tế (HĐKT) với Thắm để bán hơn 254 triệu cổ phần (tương đương 84,92% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín) với tổng giá trị theo hợp đồng là hơn 4 tỷ đồng, kèm theo việc thừa kế toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản đảm bảo từ các khoản vay khoảng 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ đồng và một số nghĩa vụ khác của Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

Biết có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa Phấn và nhóm khách hàng tại Ngân hàng Đại tín nên Thắm đã chuyển nhượng lại Ngân hàng Đại Tín cho Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Tập đoàn Thiên Thanh).

Danh đồng ý mua lại nên ngày 9/10/2012, Phấn ký hợp đồng chuyển nhượng hơn 252 triệu cổ hần Ngân hàng Đại Tín cho Danh với tổng giá trị 4.619,610 triệu đồng. Sau đó, Danh đã làm thủ tục đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.

Giữa tháng 11/2012, Thắm - Danh và Phấn bàn bạc và đưa đến thống nhất việc Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng từ OceanBank và thế chấp bằng tài sản của Phấn với tài sản đảm bảo không đủ điều kiện để Danh tất toán 5 hợp đồng vay của nhóm Phấn tại Ngân hàng Đại Tín, đồng thời được ghi nhận vào việc Danh trả tiền mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín.

Đến ngày 23/11/2012, OceanBank đã giải ngân 500 tỷ vào tài khoản của công ty Trung Dung tại Vietcombank chi nhánh Phú Thọ TP.HCM, sau đó chuyển tới tài khoản của công ty Trung Dung tại Ngân hàng Xây dựng.

Theo bản cáo trạng truy tố, tổng giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ đồng của công ty Trung Dung tại thời điểm giải ngân là gần 70,8 tỷ đồng và tại thời điểm hiện nay là hơn 156 tỷ. Trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được định giá thì khoản vay của công ty Trung Dung còn thiệt hại hơn 343 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính hơn 201 tỷ tiền lãi tại thời điểm 21/10/2014 (trong đó hơn 81 tỷ tiền lãi quá hạn, 16,8 tỷ tiền phạt quá hạn và hơn 103,7 tỷ đồng phạt gốc quá hạn).

Sự lụi bại của Ngân hàng Đại Tín sau này là VNCB kéo theo việc Phạm Công Danh đứng trước vành móng ngựa với các tội danh: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho hay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. NH VNCB sau đó cũng được NHNN mua lại với giá trị 0 đồng.

600 đương sự sẽ được triệu tập đến tòa

Vụ án xảy tại Oceanbank là 1 trong 6 đại án kinh tế, tham nhũng được Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương yêu cầu sớm đưa ra xét xử.

So với các đại án kinh tế mới đây được đưa ra xét xử, vụ án kinh tế của cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm cho thấy những con số thống kê “khủng” so với các đại án kinh tế được đưa ra xét xử trong thời gian vừa qua.

Theo thông tin ban đầu, vụ án này, tòa sẽ triệu tập gần 600 đương sự liên quan đến vụ án, có hơn 60 luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

Nội dung vụ án thể hiện, trong quá trình làm Chủ tịch Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm là thuộc cấp tại ngân hàng có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước. Bên cạnh đó, các vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm và thuộc cấp góp phần gây thiệt hại của ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.

Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Hà Văn Thắm là chủ mưu, cầm đầu. Ngoài Hà Văn Thắm bị truy tố, 47 bị cáo còn lại chủ yếu là lãnh đạo tại hội sở ngân hàng và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống, lãnh đạo Công ty BSC.

Trong các bị cáo phải hầu tòa còn có Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) – cựu TGĐ Oceanbank – là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng.

Với 3 tội danh đều bị truy tố theo khoản 3 Bộ luật hình sự, Hà Văn Thắm đối mặt mức án cao nhất 30 năm tù giam.

Nợ xấu hơn 14.000 tỷ đồng

Theo cáo trạng của VKSNDTC về vụ việc Hà Văn Thắm xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), ngoài sai phạm đối với các khoản cho công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng, Hà Văn Thắm và các đối tượng tại OceanBank còn có các sai phạm trong việc thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra sau cho vay đối với nhiều doanh nghiệp, đến nay nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khoảng 4.935 tỷ đồng và nợ có khó có khả năng thu hồi là hơn 9.048 tỷ đồng, tài sản đảm bảo không đủ điều kiện pháp lý để định giá, công ty hoạt động thua lỗ hoặc không có nguồn thu, OceanBank xác định khó có khả năng thu hồi.

Theo quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra phối hợp với Đoàn giám định của NHNN và OceanBank rà soát đsanh giá tình trạng toàn bộ các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn, xác định hành vi vi phạm và hậu quả hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng này.

Đoàn giám định đã đánh giá và xác định hậu quả đối với các khoản vay của 8 khách hàng gồm công ty TNHH Bất động sản TNN; công ty CP BSC Việt Nam; Công ty CP Đầu tư và tư vấn tài chính Liên Việt; Công ty cổ phần tập đoàn Vina Megastar; Công ty CP Nam Định; Công ty CP Sân Golf Ngôi sao Chí Linh; Công ty CP Đầu tư Toàn Việt và Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà với tổng dư nợ nhóm 5 tính đến 31/3/2016 là hơn 2.652 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 1.785 tỷ và nợ lãi, tiền phạt hơn 866 tỷ.

Ngoài ra, cơ quan điều tra đang yêu cầu OceanBank rà soát, đánh giá, làm rõ tình trạng các khoản vay khác và xác định khả năng trả nợ của khách hàng, yêu cầu thu hồi nợ trước hạn và phối hợp với đoàn giám định NHNN xác định hậu quả đối với từng khoản vay không có khả năng thu hồi.

Do thời hạn điều tra đã hết, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an quyết định tách hành vi trên, tiếp tục điều tra mở rộng và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật vào giai đoạn II của vụ án.

Hà Văn Thắm đã chiếm đoạt 137 tỷ đồng của OceanBank

Vào tháng 5/2014, để có tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Nguyễn Thị Lan Hương, Thư ký HĐQT lập khống 24 hợp đồng chuyển nhượng căn hộ của Dự án StarCity Westlake giữa 9 cá nhân do Hà Văn Thắm chỉ định với Công ty Viptour – Togi làm chủ đầu tư (Hà Văn Thắm Chủ tịch HĐQT Oceanbank kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) là cổ đông lớn).

Sau đó Thắm chỉ đạo Nguyễn Thị Dung là người được Thắm thuê làm Phó tổng giám đốc CTCP Viptour – Togi ký vào các hồ sơ khống này. Đồng thời chỉ đạo Nguyễn Việt Hà, Giám đốc PGD Đào Duy Anh thực hiện thẩm định cho vay.

Đến ngày 29/5/2014, theo chỉ đạo của Thắm, Nguyễn Việt Hà giao Trần Trung Kiên – Trưởng Phòng và cán bộ tín dụng Nguyễn Anh Tuấn lập báo cáo thẩm định đề nghị duyệt cho vay.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay, Nguyễn Anh Tuấn không liên hệ với khách hàng, không thẩm định khả năng tài chính, không định giá tài sản đảm bảo khoản vay mà đã lập 9 tờ trình thẩm định đề xuất duyệt cho vay đối với 9 khách hàng cá nhân, trình Trần Trung Kiên và Nguyễn Việt Hà ký, trình Hội sở xét duyệt khoản vay. Bất chấp hồ sơ bị Phòng thẩm định cá nhân của Oceanbank trả lại do không đủ điều kiện, Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn vẫn đồng ý cho vay.

Cùng ngày, Phòng giao dịch Đào Duy Anh đã ký 9 hợp đồng tín dụng và 137,89 tỷ đồng đã được giải ngân. Tiền về tài khoản của Viptour – Togi, sau đó Hà Văn Thắm để trả nợ cho các khoản vay khác của Thắm.

Hiện tại, OceanBank đã thu hồi hơn 26 tỷ đồng tiền gốc và 1,53 tỷ đồng tiền lãi phạt do 2 cá nhân đã tự thanh lý, chuyển trả. Công ty Viptour - Togi đã chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng 111,84 tỷ đồng để trả tiền nợ gốc. Như vậy số tiền nợ gốc của khoản vay nói trên đã được thu hồi.

Liên quan đến khoản vay này có Hà Văn Thắm, Nguyễn Việt Hà, Trần Trung Kiên và Nguyễn Anh Tuấn. Do thời hạn điều tra đã hết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định tách ra để tiếp tục điều tra, xử lý hành vi vi phạm này trong giai đoạn II của vụ án cùng với 1 số khoản vay có dấu hiệu vi phạm khác.

Theo kết luận thanh tra ngày 10/7/2012 của NHNN thì tại thời điểm thanh tra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng Đại Tín bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm, theo BCTC ngân hàng Xây dựng năm 2012 đã kiểm toán thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng.
chọn
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến khởi công đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển vào cuối năm
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến xây dựng đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ QL 56 đến nút giao Vũng Vằn và đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển vào cuối năm nay.