Bộ Công Thương kết luận Con Cưng không vi phạm chứng từ, nguồn gốc xuất xứ

Bộ Công thương cho biết, về cơ bản Con Cưng đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa....

Bộ Công thương vừa ra kết luận kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Công ty cổ phần Con Cưng (Con Cưng).

Từ phản ánh của báo chí và khiếu nại của khách hàng về nhãn mác và xuất xứ sản phẩm của Công ty cổ phần Con Cưng, Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Công ty cổ phần Con Cưng trong thời gian từ ngày 30/7/2018 đến ngày 10/8/2018.

Sau khi kiểm tra đối với 75 mẫu sản phẩm, hàng hóa và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Con Cưng, Đoàn kiểm tra đưa ra kết luận: về cơ bản Con Cưng đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Đoàn kiểm tra cũng nhận thấy hồ sơ nhập khẩu của Công ty hợp lệ theo các quy định của pháp luật về thủ tục hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, qua việc kiểm tra của các Chi cục QLTT đối với 192 vụ kiểm tra đã phát hiện một số hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật của Công ty, cụ thể:

Công ty Con Cưng có vi phạm về nhãn hàng hóa được quy định tại các Điều 30, 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Công ty có vi phạm về khuyến mại quy định tại Điều 48 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với một số chương trình khuyến mại của Công ty. Vi phạm quy định về thương mại điện tử tại các Điều 81, 82, 84 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ đối với hoạt động của website thương mại điện tử bán hàng www.concung.com.

Bộ Công Thương đã yêu cầu Con Cưng có biện pháp xử lý, khắc phục các vi phạm đã được phát hiện; tiếp tục rà soát việc chấp hành pháp luật trong các hoạt động kinh doanh của Công ty, báo cáo Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng.

Với các sản phẩm có vi phạm về nhãn mác, yêu cầu Công ty khắc phục xong các vi phạm này trước khi đưa vào lưu thông.

bo cong thuong ket luan con cung khong vi pham chung tu nguon goc xuat xu Phó thủ tướng yêu cầu sớm kết luận vụ Con Cưng

Việc Con Cưng có "vi phạm hay không trong kinh doanh" cần được làm rõ, báo cáo Chính phủ trước ngày 1/9.

bo cong thuong ket luan con cung khong vi pham chung tu nguon goc xuat xu Vụ Con Cưng: Cục Quản lý Thị trường tiếp xúc với người 'tố'

Ông Trương Đình Công Vĩnh đã có buổi gặp gỡ với lãnh đạo Cục Quản lý thị trường để nêu những yêu cầu, nguyện vọng ...

bo cong thuong ket luan con cung khong vi pham chung tu nguon goc xuat xu Con Cưng trưng bằng chứng hơn 30 thương hiệu xác nhận hàng chính hãng

Sau vài ngày im lặng, tối 6/8, Con Cưng phát đi thông báo trưng bằng chứng hơn 30 thương hiệu xác nhận doanh nghiệp này ...

bo cong thuong ket luan con cung khong vi pham chung tu nguon goc xuat xu Chi cục Quản lý thị trường TPHCM nói gì về vụ Con Cưng?

Ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, tổ kiểm tra đang đối chiếu để xác ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.