Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lí giải vì sao lại giao cho ACV đầu tư 21/22 cảng trên cả nước

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lí 21 cảng hàng không, nhưng chỉ có 8 cảng sinh lời nhiều, bù đắp thua lỗ cho các cảng còn lại. Vì vậy, nếu xã hội hóa đầu tư cảng hàng không, ACV sẽ “bị ảnh hưởng”.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36 diễn ra sáng nay, 25/8, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã trả lời chất vấn của đại biểu Phan Thế Bình - Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam, về vấn đề xã hội hóa các cảng hàng không hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể dành nhiều thời gian nói về khó khăn của công tác xã hội hóa đầu tư các cảng hàng không, và giải thích vì sao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) lại được giao quản lí hầu hết cảng hàng không trên cả nước.

BotruongNguyenVanThe-crop

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết nếu xã hội hóa thì các nhà đầu tư bên ngoài chỉ tập trung vào các cảng hàng không sinh lợi nhuận cao, ảnh hưởng nguồn thu của ACV. (Ảnh: VGP).

Theo đó, hiện cả nước có 22 cảng hàng không, nhưng chỉ cảng Vân Đồn do nhà đầu tư đang quản lí, 21 sân bay còn lại, Chính phủ đều có quyết định chính thức cho ACV quản lí. 

Bộ trưởng Thể nói thêm ACV là doanh nghiệp nhà nước, hiện vốn nhà nước còn 95,6%, gần như 100%, nên ACV có trách nhiệm đầu tư 21 cảng hàng không này.

"Trong 21 cảng hàng không, chỉ có 8 cảng đem lại lợi nhuận lớn, còn lại là thu không đủ chi. ACV phải lấy nguồn thu từ 8 cảng này dồn cho các cảng thu không đủ chi. Do đó, nếu xã hội hóa thì các nhà đầu tư bên ngoài chỉ tập trung vào các cảng sinh lợi nhuận cao, ảnh hưởng nguồn thu của ACV", Bộ trưởng nói.

Vì vậy, Bộ trưởng Thể cho rằng nếu xã hội hóa, ACV sẽ không thể quản lí toàn bộ 21 sân bay để hoạt động bình thường. Điều này làm ảnh hưởng nguồn thu của doanh nghiệp nhà nước, tài sản nhà nước.

"Thời gian qua, khi xã hội hóa xây dựng cảng hàng không, đã có một số bài học. Chúng ta đã để tư nhân xây dựng một số nhà ga, tuy nhiên, đánh giá lại thì ảnh hưởng ACV. Quan điểm của Chính phủ hiện nay là tiếp tục xã hội hóa nhưng theo cách khác", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Ông ví dụ, hiện Bộ đã kêu gọi xã hội hóa sân bay Lào Cai. Nếu các nhà đầu tư quan tâm thì đầu tư từ đầu trong đó có hạng mục sinh lời và không sinh lời nhằm đảm bảo sự hài hòa lợi ích.

Riêng sân bay Chu Lai, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã lập quy hoạch chi tiết, lấy ý kiến các bộ, ngành. Từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ tiến hành thẩm định sân bay Chu Lai theo quy hoạch chi tiết. Dự kiến đầu năm 2020 sẽ trình Chính phủ.

lt-15498484499441472931811-15554074627261222217191-15631849216441764047565

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng dự án sân bay Long Thành cũng có thể học kinh nghiệm xã hội hoá từ cảng hàng không Vân Đồn. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng Bộ GTVT nên nghiên cứu đẩy mạnh xã hội hóa các cảng hàng không, lấy kinh nghiệm xã hội hóa từ cảng Vân Đồn cho sân bay Chu Lai, Lào Cai.

"Không chỉ Chu Lai hay Lào Cai, những cảng hàng không hiện khai thác thu không đủ chi thì phải thay đổi cơ chế. Ngay cả sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia nhưng cũng có thể học cách từ sân bay Vân Đồn", Chủ tịch Quốc hội thẳng thắn.

Chủ tịch Quốc hội nói thêm với dự án sân bay Long Thành, Bộ GTVT có thể chia ra từng gói, tùy hạng mục mà nhà nước đầu tư. Các hạng mục khác thì xã hội hóa, có tham mưu Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn nhấn mạnh dự án sân bay Long Thành là chủ trương của Quốc hội, nhưng việc thực hiện, bố trí nguồn vốn thế nào là sự điều hành của Chính phủ, nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.