Bộ Xây dựng: Tiến độ cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và TP HCM chưa đạt yêu cầu

Bộ Xây dựng đánh giá, nhiều địa phương đã chủ động, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũng và đạt kết quả tốt. Trong khi đó, Hà Nội và TP HCM chậm triển khai, chưa đạt yêu cầu.

Đánh giá kết quả sau 6 năm triển khai thực hiện Luật Nhà ở 2014 về vấn đề cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Bộ Xây dựng cho rằng, luật và các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các hoạt động từ kiểm định, đánh giá chất lượng cho tới lập và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức di dời, phá dỡ, triển khai xây dựng...

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại một số địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM, vẫn còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra.

Nhiều địa phương vào cuộc quyết liệt cải tạo chung cư cũ,  Hà Nội và TP HCM vẫn chậm - Ảnh 1.

Dãy nhà chung cư cũ 60 Thổ Quan. (Ảnh: Vietnam+).

Theo báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiện nay tại các đô thị trên cả nước có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994 (tương đương khoảng hơn 3 triệu m2 sàn). Hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống tại các khối chung cư này.

Nhà chung cư cũ tập tập trung tại một số địa phương như Hà Nội (1.579 chung cư), TP HCM (575 chung cư), Hải Phòng (205 chung cư), Quảng Ninh (60 chung cư), Phú Thọ (23 chung cư), Nghệ An (22 chung cư), Thanh Hóa (17 chung cư), Cần Thơ (10 chung cư) và tại một số địa phương khác.

Đáng chú ý, Hà Nội, địa phương chiếm hơn 63% số nhà chung cư cũ của cả nước, đã thực hiện kiểm định được 401 chung cư. Trong số này, chỉ có 8 nhà chung cư nguy hiểm, thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định của Nghị định số 101/2015. Đến hiện tại, có hai dự án đã hoàn thành năm 2020, hai dự án đang triển khai và 4 dự án chưa lựa chọn chủ đầu tư.

Đối với số chung cư còn lại, Hà Nội đang tiếp tục đánh giá chất lượng và hoàn thành kiểm định trong thời gian tới.

TP HCM đã thực hiện kiểm định được 462 trên tổng số 575 chung cư được xây dựng trước năm 1975. Trong đó có 15 chung cư thuộc diện phải phá dỡ xây dựng lại theo quy định. Hiện nay, thành phố đã lựa chọn được 10 chủ đầu tư dự án, đang làm thủ tục công nhận một chủ đầu tư và kêu gọi đầu tư cho 4 dự án còn lại.

Trong khi đó, tại các địa phương khác như Hải Phòng, Nghệ An thì việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được triển khai nhanh chóng hơn và đạt kết quả tốt. 

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nhờ sự vào cuộc chính quyền địa phương, sự chủ động bố trí ngân sách, quỹ đất (BT) và việc huy động tốt nguồn lực xã hội, các địa phương này đã đẩy nhanh được tiến độ việc thực hiện, tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại, đồng thời bảo đảm an toàn và nâng cao đời sống của người dân. 

Cụ thể, TP Hải Phòng sẽ thực hiện phá dỡ 178 chung cư (7.034 hộ) và xây dựng mới 18 chung cư (7.109 hộ). Đến nay, thành phố đã hoàn thành 12 chung cư và đến năm 2022 sẽ hoàn thành 6 chung cư còn lại.

Quảng Ninh có 9 nhà chung cư cũ thuộc diện phải phá dỡ thì hiện nay cả 9 chung cư đều đang trong quá trình xây dựng lại. 5 chung cư tại Phú Thọ và 4 chung cư tại Nghệ An cũng đang được triển khai phá dỡ, xây dựng lại. 

Ngoài ra, còn một số địa phương khác có ít quỹ nhà chung cư cũng đang tiến hành triển khai thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và văn bản hướng dẫn thi hành.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.