BOT giao thông: Cần thống nhất chế độ miễn giảm phí, tránh 'xin-cho'

Bộ GTVT đang nghiên cứu ban hành quy định thống nhất về chế độ miễn giảm phí ở các trạm BOT giao thông.
 
bot giao thong can thong nhat che do mien giam phi tranh xin cho
(Ảnh minh họa)

Cần "ràng buộc quan hệ" giữa Bộ và địa phương?

Thời gian gần đây, bên cạnh những dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT phát huy hiệu quả tốt thì không ít dự án bộc lộ nhiều hạn chế.

Những hạn chế của BOT giao thông có thể kể đến như chất lượng thấp, mức phí cao, thời gian thu phí dài, đặc biệt vị trí đặt trạm thu phí chưa hợp lý, gây bức xúc dư luận.

Thậm chí mới đây, cử tri từng đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung các quy định về mối quan hệ giữa Bộ GTVT, chủ đầu tư và địa phương nơi có dự án BOT theo hướng địa phương phải tham gia vào các hoạt động của dự án ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế đến khi dự án được đưa vào vận hành, khai thác để hạn chế bất cập.

Theo Bộ GTVT, các quy định như trên đã được quy định cụ thể trong các Luật, Nghị định và Thông tư trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như Luật Xây dựng, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Nghị định 15/2015/ND-CP ngay 14/02/2015, Thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính...

"Bộ GTVT đã lấy ý kiến của các bộ, ngành và địa phương về các vấn đề liên quan đến các dự án ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế đến dự án đưa vào vận hành, khai thác như chủ trương đầu tư, quy mô, hướng tuyến, vị trí trạm và mức thu phí, nội dung Hợp đồng dự án", Bộ này cho biết.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cũng cho biết khi thực hiện các dự án BOT giao thông "UBND địa phương đồng hành cùng với bộ" nhưng chưa có quy định về việc lấy ý kiến người dân như thế nào.

"Một số địa phương chúng tôi lấy luôn ý kiến đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân", ông Thể nói.

bot giao thong can thong nhat che do mien giam phi tranh xin cho Ủy ban Tài chính Ngân sách: Phí chồng phí do 'hiểu nhầm'

Cử tri phản ánh có tình trạng phí chồng phí, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng do có sự hiểu nhầm.

Sẽ thống nhất giảm phí ở các trạm BOT

Liên quan đến vấn đề miễn giảm phí ở một số dự án BOT, cử tri từng phản ánh lên Quốc hội về việc thực hiện các chế độ miễn giảm không thống nhất, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp thực hiện khác nhau.

"Để thực hiện thống nhất trên toàn quốc, tránh tình trạng "xin, cho" đối với từng dự án như hiện nay, Chính phủ cần sớm ban hành quy định thống nhất về chế độ ưu tiên về phí đối với các hộ dân, doanh nghiệp đang sinh sống, sản xuất gần nơi đặt trạm", cử tri đề nghị.

Thậm chí, tại kỳ họp vừa qua, một ĐBQH từng cho rằng "Bộ trưởng GTVT báo cáo giải trình vì lợi ích hài hòa của người dân, vì người dân mà giảm giá và tôi thấy nếu cách nói thế này giống như là ban phát, xin cho".

Theo Bộ GTVT, để khắc phục một phần bất cập trong chính sách phí tại các trạm BOT, đơn vị này đã giao Tổng cục Đường bộ Việt làm việc với các địa phương và Nhà đầu tư căn cứ vào điều kiện thực tế từng trạm đề đề xuất giải pháp xử lý trên phạm vi cả nước (miễn giảm giá đối với các hộ dân quanh trạm).

"Việc miễn giảm tại các trạm phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả phương án tài chính của các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, phù họp với quy định pháp luật.

Như vậy, mức miễn giảm giá tại các trạm BOT sẽ có sự khác nhau do phụ thuộc vào điều kiện thực tế và tính khả thi phương án tài chính của từng trạm", Bộ GTVT cho hay.

Bộ này cũng cho biết thống nhất với đề xuất phải có quy định thống nhất chế độ ưu tiên miễn giảm và đang giao cho các cơ quan chuyên môn xây dựng Thông tư để thống nhất áp dụng.

"Về trách nhiệm của mình, để đảm bảo hài hòa chúng tôi cố gắng giảm các chi phí của người dân đi qua các trạm BOT một cách tốt nhất.

Có những dự án khả thi chúng tôi mở rộng trong vòng 10km từ trạm ra để miễn giảm.

Chúng tôi hoàn toàn đứng trên quan điểm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân để điều chỉnh mức phí đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân.

Căn cứ tính phí, giảm phí là vào lưu lượng xe đi qua các trạm và khả năng hoàn vốn của dự án để điều chỉnh", Bộ trưởng GTVT cho biết thêm.

Bộ trưởng GTVT mong thông cảm vì khó mua lại BOT

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, khi trả lời về việc mua lại dự án BOT giao thông, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết hiện ngân sách nhà nước hết sức khó khăn, vừa qua để cân đối một số công trình trọng điểm với kinh phí nhỏ nhưng cũng khó cân đối được.

"Hiện nay cũng khó có thể bố trí được nguồn vốn lớn để mua lại toàn bộ các dự án này.

Chúng tôi cũng đã báo cáo với đại biểu Quốc hội, khi Quốc hội biểu quyết nếu có khả năng cân đối các nguồn vốn thì chúng tôi sẵn sàng mua lại toàn bộ các dự án này vì dù sao đi nữa chúng ta đã ký hợp đồng với nhà đầu tư, cũng đã vận hành công trình phục vụ địa phương với nhiều cơ quan, đơn vị thống nhất với nhau.

Do đó chúng tôi mong đại biểu Quốc hội và người dân hết sức thông cảm", ông Thể nói.

bot giao thong can thong nhat che do mien giam phi tranh xin cho Vì sao 40 dự án BOT giao thông giảm cả trăm năm thu phí?

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lý giải việc dự án BOT giao thông giảm thời gian thu phí sau khi quyết toán.

bot giao thong can thong nhat che do mien giam phi tranh xin cho BOT giao thông: 'Bộ, ngành, nhà đầu tư... thống nhất, người dân có biết đâu'

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT về BOT giao thông, đại biểu đặt vấn đề rằng nhiều dự án được "Bộ ngành, địa phương, ...

bot giao thong can thong nhat che do mien giam phi tranh xin cho Bộ trưởng GTVT nhiều lần 'xin lỗi, mong thông cảm': Ai thông cảm cho người dân?

Về bất cập của BOT giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiều lần "xin lỗi, mong thông cảm" nhưng ai thông cảm cho người ...

chọn
Kết luận Thanh tra Chính phủ về các dự án của Trung Thủy, Novaland
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra các sai phạm tại loạt nhà đất ở TP HCM, Hà Nội, Huế và Nghệ An, trong đó có dự án liên quan đến các chủ đầu tư như Trung Thủy, Novaland...