Các nhà máy chế biến thịt ở Mỹ mở cửa sản xuất trở lại giữa dịch Covid-19, bất chấp hàng trăm lao động mắc bệnh

Tổng thống Trump đã phải ra tuyên bố ngành sản xuất và chế biến thịt bò, gà và lợn là "Cơ sở hạ tầng trọng yếu", và áp dụng sắc lệnh quốc phòng để các cơ sở sản xuất thịt tiếp tục hoạt động giữa tình trạng chuỗi vận hành sản xuất, chế biến thịt bị đình trệ vì dịch Covid-19.
Các nhà máy chế biến thịt ở Mỹ gặp khó khăn trong việc vận hành sản xuất khi mở cửa trở lại - Ảnh 1.

Các công ty cung ứng sản phẩm thịt đã cảnh báo rằng nguồn cung cấp thực phẩm của Mỹ đang rơi vào thế nguy hiểm. (Ảnh: Jessica Pettway/ The New York Times).

Ngành công nghiệp sản xuất thịt đã yêu cầu chính quyền Trump giúp đỡ kể từ khi các lò giết mổ ở Mỹ trở thành điểm nóng của Covid-19. Hàng trăm công nhân mắc bệnh hoặc không đi làm vì sợ nhiễm virus. Các công đoàn lao động phải tổ chức họp thường xuyên xung quanh việc ngày càng có nhiều công nhân bị nhiễm bệnh và qua đời do Covid-19. 

Ở một số bang, nhiều nhà máy đóng gói thịt bị đóng cửa, dù bị cảnh báo nguồn cung ứng thịt trên toàn nước Mỹ đang ở trong tình thế khó khăn.

Tổng thống Trump đã phải tuyên bố rằng ngành sản xuất và chế biến thịt bò, gà và lợn là "Cơ sở hạ tầng trọng yếu" và các cơ quan liên bang sẽ đặt ra các tiêu chí để đảm bảo an toàn cho người lao động giữa đại dịch.

Tuyên bố của Tổng thông Trump cho phép Bộ Nông nghiệp ban hành Đạo luật Sản xuất Quốc phòng không yêu cầu rõ các nhà máy vẫn tiếp tục mở cửa, nhưng báo hiệu rằng các quyết định xung quanh việc đóng hoặc mở cửa trở lại của một nhà máy nên được quản lí bởi chính phủ liên bang, chứ không phải cơ quan chức năng địa phương.

Các nhà máy chế biến thịt ở Mỹ gặp khó khăn trong việc vận hành sản xuất khi mở cửa trở lại - Ảnh 2.

Công ty Tyson Foods đi đầu trong nỗ lực vận động hành lang để ngành công nghiệp sản xuất thịt được dán nhãn là "Cơ sở hạ tầng trọng yếu". (Ảnh: Nick Oxford/ The New York Times).

Ngành công nghiệp sản xuất thịt của Mỹ đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của chính phủ vào cuối tuần qua, vì nông dân. Họ dự kiến phải tiêu hủy tới 150.000 con lợn mỗi ngày, vì các lò giết mổ vẫn đóng cửa.

Khi nhà máy chế biến thịt bò khổng lồ của công ty đóng gói thịt lớn JBS USA ở Greeley, Colo ngừng hoạt động trong tháng này, các quan chức y tế địa phương ban đầu muốn công nhân thử nghiệm virus trước khi có thể mở cửa trở lại. Nhưng nhà máy đã hoạt động trở lại vào thứ Sáu mà không có việc thử nghiệm, các quan chức nhà nước và công đoàn cho biết.

Người phát ngôn của hạt Weld, nơi nhà máy hoạt động, không bình luận về lí do tại sao nhà máy được phép mở lại mà không cần thử nghiệm virus. JBS cho biết các xét nghiệm không phải là một cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm và có thể có sai sót.

"Việc thử nghiệm không thể ngăn chặn được virus", theo Cameron Bruett, phát ngôn viên của JBS, cho biết trong một email. "Trên thực tế, kết quả thử nghiệm có thể là âm tính trong hôm nay nhưng có thể là dương tính vào ngày mai, khi sự lây nhiễm trong cộng đồng xảy ra ở hạt Weld".

Từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp sản xuất thịt, chính quyền Trump đã làm mọi cách để giữ cho các nhà máy trọng yếu hoạt động.

Các nhà máy chế biến thịt ở Mỹ gặp khó khăn trong việc vận hành sản xuất khi mở cửa trở lại - Ảnh 3.

Người phát ngôn của một công ty sản xuất thịt cho biết việc thử nghiệm virus đối với các nhân viên không phải là một cách hiệu quả để ngăn chặn virus. (Ảnh: Drew Angerer/ Getty Images)

Khi nhà máy chế biến thịt lợn Smithfield ở Sioux Falls, S.D., trở thành điểm nóng virus lớn nhất Mỹ vào đầu tháng 4, thị trưởng thành phố, ông Paul TenHaken, đã có một cuộc gọi khẩn cấp tới Giám đốc điều hành Smithfield, Ken Sullivan. Thị trưởng cho biết ông Sullivan sẽ phải nói chuyện với Bộ trưởng nông nghiệp, Sonny Perdue, người đang cảnh báo ông không nên đóng cửa nhà máy.

Nhưng nhà máy cuối cùng đã đóng cửa. Nhà máy đóng góp 5% thị phần thịt lợn ở Mỹ hiện vẫn đóng cửa sau hơn hai tuần, và Smithfield không cho biết khi nào nó có thể mở cửa trở lại.

Một biện pháp mà nhiều chuyên gia y tế và công nhân nhà máy cho biết sẽ giúp ngăn chặn virus lây lan trở lại là làm chậm dây chuyền sản xuất. Thịt di chuyển càng chậm qua lò mổ, càng cần ít người cắt và gỡ nó, điều này sẽ cho phép có nhiều không gian hơn giữa các nhân viên.

Nhưng trong tháng này, ngay khi đại dịch đang hoành hành, Bộ Nông nghiệp đã cho phép 15 nhà máy chế biến gia cầm tăng tốc độ sản xuất lên 175 con/phút. Debbie Berkowitz, cựu quan chức cấp cao của Cục Quản lí An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp cho biết: "Họ ưu tiên tốc độ dây chuyền sản xuất và sản lượng hơn sức khỏe của công nhân và cộng đồng. Tôi đã rất sốc khi chính phủ đã cho ngành công nghiệp này vượt ngưỡng của sự an toàn về sức khỏe của người lao động".

Công đoàn Công nhân Thực phẩm và Thương mại Mỹ cho biết: Các dây chuyền trong nhiều nhà máy đã hoạt động trở lại hoặc hoạt động chậm hơn, do ít công nhân. Nhưng công đoàn không hi vọng rằng các công ty sẽ đồng ý giảm tốc độ vĩnh viễn, vì điều đó sẽ làm tổn hại đến lợi nhuận.

Hai nhà máy sản xuất thịt lớn ở Pennsylvania cũng vừa mở cửa trở lại đi cùng với các biện pháp giãn cách nhân viên và gắn hàng rào mica tại một số trạm làm việc. Công đoàn cho biết những việc này vẫn chưa đủ an toàn, cần phải thử nghiệm virus trên phạm vi rộng hơn đối với các nhân viên và cần nhiều đồ bảo hộ hơn, bao gồm cả tấm chắn giọt bắn.

Hôm thứ Tư, công đoàn đã kêu gọi các thống đốc bang có nhà máy thịt và gia cầm can thiệp và thực thi các hướng dẫn về sức khỏe theo lệnh của ông Trump.


chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.