Nhà máy chế biến gia cầm ở bang Delaware (Mỹ) đã đưa ra một quyết định "khó khăn nhưng cần thiết", đó là tiêu hủy 2 triệu con gà do tình trạng thiếu nhân lực đẩy chuỗi cung ứng thịt của nước Mỹ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Delmarva Poultry Industry Inc., một hợp tác xã liên kết với khoảng 1.300 nông dân, cho biết họ đã xem xét tất cả các phương án khác nhau, "bao gồm việc cho phép một công ty gia cầm khác vận chuyển và chế biến gà, sau đó thu về một phần sản phẩm chế biến để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi khác". Nhưng cuối cùng, họ đã quyết định tiêu hủy toàn bộ số gà này.
"Nếu không tiêu hủy thì chúng sẽ sinh sôi, và số lượng gà sẽ vượt quá khả năngcủa trang trại". Công ty cho biết thêm rằng 2 triệu con gà sẽ bị tiêu hủy và nông dân vẫn sẽ được bồi thường.
Đây chỉ là một tỉ lệ nhỏ trong số 609 triệu con gà đang được nông dân bang Delmarva nuôi, nhưng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đã làm nảy sinh một vấn đề mà các nhà sản xuất thịt trên khắp Mỹ phải đối mặt: Hoạt động giết mổ thịt chỉ có thể được thực hiện bằng cách tự động hóa.
Tyson, một trong những nhà sản xuất thịt lớn của Mỹ, đã thông báo trên các tờ báo Mỹ vào hôm Chủ nhật, rằng "chuỗi cung ứng thực phẩm đang bị phá vỡ", khi các công nhân bị nhiễm bệnh và các nhà máy buộc phải đóng cửa.
"Chúng tôi vẫn sẽ cung ứng các sản phẩm với số lượng hạn chế tại các cửa hàng thực phẩm, cho đến khi có thể mở cửa trở lại các cơ sở chế biến", Tyson thông báo.
CNN đưa tin, ba nhà máy thịt lợn lớn ở Nam Dakota, Minnesota và Iowa cung ứng khoảng 15% sản lượng thịt lợn, đã buộc phải đóng cửa vô thời hạn vào tháng 4.
"Trong đại dịch lần này, toàn bộ ngành công nghiệp của chúng ta phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: hoặc là tiếp tục hoạt động để duy trì nguồn cung ứng thực phẩm, hoặc là ngừng hoạt động kinh doanh để nỗ lực bảo vệ nhân viên khỏi rủi ro", Smithfield, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất nước Mỹ, trả lời phỏng vấn Bloomberg News vào hôm thứ Sáu.
Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng thịt lợn đông lạnh trong kho đã giảm 4% từ tháng 3 đến tháng 4. Trong khi đó, công suất của các lò mổ đã giảm 25%, trong khi vẫn còn 400.000 con lợn đang chờ đợi.
Thiếu công nhân chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Các sản phẩm nông nghiệp khác, bao gồm sữa, bia và rau quả, đã bị đổ bỏ khi nhà hàng, khách sạn, trường học và công viên giải trí vẫn đang trong tình trạng đóng cửa.
Một số trang trại đã gửi các loại cây trồng không bán được tới các ngân hàng thực phẩm, nơi người Mỹ đang đổ xô tới nhận, do lo ngại những thông tin về tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, việc này cũng không thể thực hiện được vì bị khâu thu hoạch và vận chuyển.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020