Tờ Thời báo New York đưa tin, hội người giàu Mỹ đang đua nhau mua thêm tủ đông thứ hai để giữ tất cả các thực phẩm bổ sung mà họ đã dự trữ, sau khi "chạy dịch" ở các điểm nghỉ mát. Trước đó, nhiều người dân thành phố có điều kiện đã chạy trốn khỏi các điểm nóng dịch bệnh, để đến các khu vực nhỏ hơn và xa hơn, như Hamptons, gây ra tình trạng thiếu lương thực và cạn kiệt tài nguyên địa phương.
"Họ muốn đảm bảo rằng họ có đủ đồ ăn thức uống trong một năm. Các kệ hàng giờ đây đều trống. Đối với chúng tôi, những người dân địa phương và tầng lớp trung lưu, điều đó thật đau lòng", Jonathan Amaral, một quản gia và đầu bếp tại một khu đất ở Southampton nói với tờ Times.
Hamptons là một trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu lương thực, với nhiều cửa hàng tạp hóa đang bị vét sạch hàng. Tờ Times cũng đưa tin vào tháng 3, rằng cửa hàng thực phẩm dành cho người sành ăn Red Horse Market, nằm ở East Hampton, đã có nhiều khách hàng yêu cầu có trợ lí mua hàng cá nhân, hoặc giao hàng theo yêu cầu đến tận cửa, để không phải đặt chân đến cửa hàng.
Phát biểu với Times, chủ sở hữu Jeff Lange cho biết cửa hàng của ông không có đủ nhân viên để thực hiện các yêu cầu như vậy.
"Chúng tôi chứng kiến nhiều người đến chỉ để mua thật nhiều thịt. Có những lúc chúng tôi phải bước ra và nói rằng: 'Bao nhiêu đó đã là quá nhiều rồi!'.
Không có giới hạn lượng thịt được mua, nhưng nếu chúng tôi cảm thấy ai đó đang mua quá nhiều, khiến người khác không thể mua nữa, buộc chúng tôi phải lên tiếng", ông chia sẻ.
Tờ Bưu điện New York cũng đưa tin tương tự, rằng các cửa hàng tạp hóa cao cấp ở Hamptons đã bị "lục soát", bởi những người giàu có "trốn dịch" đến.
"Cửa hàng tôi đã có một khách hàng chi 8.000 USD (187,5 triệu đồng). Bạn có khi nào nhìn thấy ai đó có một giỏ hàng vun-tận-mũi không? Bây giờ họ có tới năm giỏ hàng như thế đấy", Joe Gurrera, người sáng lập chuỗi siêu thị Citarella, kể lại.
Gurrera nói rằng những khách hàng "cao cấp" này đang mua tất cả mọi thứ, từ toàn bộ khay bít tết đến toàn bộ mì lasagnas đã chuẩn bị.
USA Today từng đưa tin, rằng các nhà bán lẻ thiết bị đã nhận thấy sự gia tăng rất lớn trong việc bán tủ đông mini và tủ đông chuyên dụng. Những tuần qua, tủ đông luôn được bán hết, hoặc luôn có đơn đặt hàng liên tục trong nhiều tháng tại các cửa hàng, bao gồm Home Depot, Best Buy và Lowe's.
"Khi mọi người mua nhiều thực phẩm hơn để trữ đông và giảm các chuyến đi ra ngoài, chúng tôi đã thấy số lượng tủ đông bán ra tăng lên gấp đôi so với cùng kì năm ngoái," Nick Huzar, CEO và đồng sáng lập của sàn thương mại điện tử OfferUp, nói với USA Today.
Tất nhiên, việc sở hữu một hoặc hai tủ đông dự phòng có giá hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn USD, chính xác là thứ mà một người làm việc bình thường, với thu nhập trung bình có thể mua được. Đó là chưa kể cần đến một không gian đủ rộng để đặt hết chúng trong nhà.
Dự trữ thực phẩm là một ví dụ về hành vi "quấy rối", gây ra sự tức giận cho những người dân sống ở các thị trấn nghỉ mát.
Business Insider trước đó đưa tin rằng Hamptons, cùng với Catkills, Nantucket và Cape Cod, đã phải đối phó với sự gia tăng dân nhập cư tạm trú. Những người thường đi nghỉ hè vào mùa hè, hoặc mùa đông, đang đỗ xô đến đây để tránh đại dịch tại các thành phố lớn.
Do đó, cư dân ở Cape Cod đã bắt đầu kiến nghị đóng cửa các cây cầu, để ngăn chặn sự xâm nhập của dân nhà giàu vào khu vực. Còn cư dân ở thành phố Nantucket đang cầu xin mọi người tránh xa, vì hòn đảo này chỉ có 14 giường bệnh.
Catkills thì phản ứng mạnh hơn. Những cư dân tức giận thậm chí đã đưa lên Facebook, thông báo họ rất không hài lòng với sự gia tăng của du khách từ vùng dịch.
"Những trường hợp duy nhất ở Hạt Greene được đưa đến đây vì họ đều là dân cơ nhỡ. Còn lại, ai ở đâu thì hãy ở lại đó. Chỉ vì bạn có một ngôi nhà thứ hai ở đây, không có nghĩa là bạn có quyền khiến chúng tôi gặp rủi ro", một người đàn ông chia sẻ với tờ Thời báo New York.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020