Mới đây, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt đề xuất phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đồng thời chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Cầu Trần Hưng Đạo nằm ở khoảng giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Toàn tuyến cầu dài khoảng 5,5 km, đi qua địa phận các quận Hoàn Kiếm (phường Phan Chu Trinh, Chương Dương Độ), Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và Long Biên (phường Long Biên, Bồ Đề, Gia Thụy).
Cùng với các cầu đã đang và xây dựng qua sông Hồng, cầu Trần Hưng Đạo giữ vai trò quan trọng trong việc tạo sự liên kết Vành đai 1 phía trung tâm Hà Nội với các trục đường huyết mạch ở chuỗi đô thị trung tâm mở rộng phía đông như: Cổ Linh, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Vành đai 2, Vành đai 3...
Việc tăng tính kết nối, nâng cấp hệ thống giao thông được kỳ vọng sẽ mở thêm hướng phát triển các đô thị vùng ven, thu hút người dân về sinh sống, góp phần thúc đẩy mục tiêu giãn dân khu vực nội đô Hà Nội.
Theo Savills, thực tế thị trường bất động sản Hà Nội đã đang ghi nhận xu hướng mở rộng sang vùng ven. Việc cư dân dịch chuyển ra vùng ven phụ thuộc vào các yếu tố về giá cả và hạ tầng.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội phân tích: "Trước đây khi nói về việc hướng ra ngoài trung tâm thì điều kiện sống là yếu tố được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, khu vực này đã ghi nhận sự cải thiện về cơ sở hạ tầng và xuất hiện khá nhiều các tiện ích lớn như trung tâm thương mại hay các tòa nhà văn phòng.
Đi kèm với đó là việc các đại đô thị đã và đang hình thành tại các khu vực phía đông và phía tây như Gia Lâm, Đại Mỗ, Từ Liêm, thậm chí là các khu vực tiếp giáp các tỉnh Hưng Yên hay Bắc Ninh. Do đó, câu chuyện về điều kiện sống tại khu vực vùng ven không còn là vấn đề quá lớn."
Thời gian qua, thị trường bất động sản phía đông đã ghi nhận sự có mặt của khá nhiều doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi như Vingroup, Him Lam… với hàng loạt dự án từ chung cư riêng lẻ cho tới đại đô thị quy mô hàng trăm ha.
Không chỉ hưởng lợi về hạ tầng, quy hoạch, tiện ích, các dự án này còn được giới bất động sản kỳ vọng gia tăng tiềm năng tăng giá trong tương lai.
Dự án Vinhomes Ocean Park nằm trên địa giới các xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ của huyện Gia Lâm; kế cận với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường quốc lộ 5B. Theo bảng giá hiện tại trên website Vinhomeland.com, giá chung cư tại Vinhomes Ocean Park tại quận Gia Lâm dao động từ 0,8 - 4 tỷ đồng/căn, diện tích từ 28 - 98 m2. Shophouse có giá từ 10 - 10,5 tỷ đồng/căn cho diện tích 140 - 150 m2.
Dự án Le Grand Jardin tại xã Phúc Đồng, quận Long Biên có giá khoảng 28 triệu đồng/m2, theo thông cáo ban hành ngày 2/8 của Bộ Xây dựng về công bố thông tin nhà ở và thị trường bất động sản quý II.
Dự án thấp tầng The Diamond Point tại xã Phúc Đồng, Long Biên có giá bán khởi điểm từ 125 triệu đồng/m2 trong quỹ căn đẹp nhất, theo thông tin trên website Thediamondpoints.com.
Hai dự án của Him Lam tại quận Long Biên là Him Lam Vĩnh Tuy (phường Long Biên) và Him Lam Thượng Thanh (phường Thượng Thanh) dù chưa ra mắt thị trường những cũng được dự đoán sẽ hưởng lợi về giá do nằm sát hoặc gần vị trí đầu cầu phía quận Long Biên.
Theo đánh giá của bà Đỗ Thu Hằng, sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng tại Hà Nội đang thu hẹp khoảng cách về giá giữa khu vực đô thị và lân cận. Việc nâng cấp và xây dựng hạ tầng giao thông đã hỗ trợ các dự án nhà ở gia tăng giá trị.
Thực tế, thời gian qua giá sơ cấp căn hộ tại quận Long Biên đã tăng 12%/năm do vị trí gần khu trung tâm và những cải thiện về cơ sở hạ tầng, bao gồm nút giao thông kết nối đường vành đai 3 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 2.
Theo báo cáo quý II của Batdongsan.com.vn, giá rao bán chung cư tại quận Long Biên đã tăng từ 3 - 6% so với quý trước. Trong đó, phân khúc bình dân tăng 5%, trung cấp tăng 3% và cao cấp tăng 6%. Nhà riêng, nhà mặt phố tại quận Long Biên cũng cho thấy sức hút đáng kể khi có mức độ quan tâm tăng 17%, lượng tin đăng tăng 38%. Tốc độ tăng giá nhà riêng đã tăng khoảng 5% so với quý I.
Báo cáo của tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm của Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra, Long Biên và Gia Lâm góp mặt trong những khu vực có mức tăng giá mạnh nhất Hà Nội trong giai đoạn sốt đất đầu năm, tại phân khúc đất nền dự án và chung cư thị trường thứ cấp.
Nói về xu hướng tăng giá bất động sản khu đông, chị Duyên Đỗ, nhân viên môi giới tại khu vực này cho rằng, nhờ vào sự phát triển của hạ tầng thì tăng giá là điều không mấy ngạc nhiên. Tuy nhiên, dù đầu tư để sử dụng hay chờ sinh lời bán sang tay thì người mua cũng phải tìm hiểu kỹ về quy hoạch khu vực và năng lực của chủ đầu tư.
"Để cầu Trần Hưng Đạo và các dự án hạ tầng khác được thi công hoàn thành thì cần nhiều năm nữa. Do vậy, các nhà đầu tư định rót vốn vào khu vực này cần có tầm nhìn dài hạn", chị Duyên cho biết.
Quy hoạch 20:52 | 28/02/2022
Quy hoạch 11:28 | 12/10/2021
Thị trường 16:50 | 29/09/2021
Quy hoạch 19:30 | 18/09/2021
Quy hoạch 07:00 | 18/09/2021
Dự án 08:47 | 17/09/2021
Quy hoạch 16:32 | 13/09/2021
Đô thị 16:47 | 07/08/2020