Từ ngày 1 - 31/3/2022, Triển lãm phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo sẽ diễn ra từ 8h30 đến 16h30 tất cả các ngày trong tuần tại Nhà Triển lãm - số 93 Đinh Tiên Hoàng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Ban Tổ chức lựa chọn ba phương án đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và một phương án theo hình thức tuyển chọn trưng bày để tham vấn ý kiến cộng đồng trước khi báo cáo UBND thành phố Hà Nội xem xét, quyết định phê duyệt kết quả.
Phương án của liên danh tư vấn thiết kế: Công ty TNHH Kiến trúc NIWA - Công ty TNHH Chodai & Kiso - Jiban Vietnam - Công ty TNHH Chodai - Công ty TNHH Thiết kế Kiến trúc NH Village. (Ảnh: Báo Giao thông).
Theo thiết kế cầu chính dạng cầu vòm thép, sơ đồ nhịp chính là: 150mx6; L = 900m. Mặt cắt ngang cầu chính tại giữa nhịp: B=40,66m, tại trụ cầu: 47,76m. Ở vị trí trụ cầu bố trí các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Cầu gồm 4 làn xe cơ giới, hai làn hỗn hợp, hai làn xe đạp và vỉa hè người đi bộ.
Nhóm tác giả chia sẻ "Bất tận" được lấy cảm hứng từ ấn tượng về không gian mênh mông trải rộng trên dòng sông Hồng, một dòng sông có cả chiều dài về lịch sử, chiều rộng về không gian.
(Ảnh: Báo Giao thông).
Đây là thiết kế cầu vòm thép, kết cấu mố trụ BTCT vĩnh cửu. Chiều dài cầu chính 5 nhịp: 110 m+130 m+130 m+110 m+110 m=590 m; bề rộng mặt cầu B=33.0 m
Nhóm tác giả gọi tên phương án là "Hào khí Đông A – Hào khí rồng thiêng", thể hiện chí khí mạnh mẽ oai hùng hào sảng của thời Trần mà điển hình là của Đức Trần Hưng Đạo,.
Theo nhóm tác giả, người tham gia giao thông sẽ cảm nhận được những hiệu ứng thị giác và cảm giác rất khác biệt khi đi dưới 5 nhịp vòm mở ra liên tiếp, toả rộng trên đầu.
(Ảnh: Báo Giao thông).
Phương án của nhóm tác giả tạo ra một hàng 5 cột tháp treo với chiều cao khoảng 55m so với cao độ gốc. Các hàng cột này được tạo thành bởi một chữ V với mặt trong là một hình parabol được hạ thấp xuống cao độ khoảng 2,5 m so với mặt nước và chạy xuyên xuống phía dưới lòng đường.
Cầu chính dạng dây văng với kết cầu dầm chủ dạng BTCT DƯL, sơ đồ nhịp: 06 nhịp: 102+4×160+102= 844 m. Bề rộng mặt cầu chính qua sông gồm 6 làn: B=38 m.
Cũng trong đợt này, ban tổ chức cũng lấy ý kiến cho phương án kiến trúc theo hình thức tuyển chọn - phương án "Xứ Đông Dương".
Việc triển lãm và tham vấn ý kiến cộng đồng diễn trong một tháng. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của cộng đồng, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội sẽ báo cáo thành phố xem xét, quyết định phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo.
Cầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Phía nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Ở phía bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây khu vực sân bay Gia Lâm, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5A).
Điểm đầu cầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông, điểm cuối tại điểm giao với đường Vũ Đức Thuận. Chiều dài tuyến (gồm cầu và đường dẫn hai đầu) khoảng 5,5 km qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên.
Quy mô cầu tối thiểu từ 4 đến 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.000 tỷ đồng.
Quy hoạch 20:52 | 28/02/2022
Quy hoạch 11:28 | 12/10/2021
Thị trường 16:50 | 29/09/2021
Quy hoạch 19:30 | 18/09/2021
Quy hoạch 07:00 | 18/09/2021
Dự án 08:47 | 17/09/2021
Quy hoạch 16:32 | 13/09/2021
Đô thị 16:47 | 07/08/2020