Chuyên gia phong thủy gợi ý cách cầu an rước lộc rằm tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên còn gọi là rằm tháng Giêng là một ngày lễ rất quan trọng trong tâm thức người Việt. 

Tầm quan trọng của ngày lễ này gần tương đương với tục cúng rằm tháng 7 (Tết Trung Nguyên) và Tết Hạ Nguyên – rằm tháng 10. Điển hình với câu thành ngữ “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Tại sao vậy? Bởi trong ngày lễ này, người Việt gửi gắm vào đó rất nhiều tâm thức cầu may.

Cầu an tại chùa, đền

Thông thường, trong ngày 14 âm lịch tháng Giêng, người Việt thường đi lễ chùa, lễ đền trước khi làm lễ cúng tại nhà. Người dân đi lễ dịp này có mục đích là cầu an, tránh rủi ro trong cả một năm cho bản thân và gia đình.

Vốn dĩ, việc đi lễ chùa chỉ đơn giản là cầu may, cầu an, thì dần dần với sự tin tưởng thái quá vào cúng lễ, nhiều người làm lễ dâng sao giải hạn, xin xăm… với thủ tục rất phức tạp và tốn kém.

Với góc độ của người nghiên cứu văn hóa, việc đi lễ ngày này chỉ nên đơn giản là dâng một lễ nhỏ trà quả hoặc thậm chí lên chùa dâng nén tâm hương là đủ.

chuyen gia phong thuy goi y cach cau an ruoc loc ram thang gieng
Trong ngày 14 âm lịch tháng Giêng, người Việt thường đi lễ chùa. (Ảnh minh họa).

Làm lễ cúng hoặc tham gia các đàn lễ dâng sao, giải hạn

Xuất phát từ tín niệm mỗi năm có một vị thần thay phiên nhau cai quản hạ giới hoặc theo quan điểm năm đó gặp sao xấu như La Hầu (với nam), Kế Đô (với nữ)… người có lòng tín thường dâng sao giải hạn.

Đơn giản nhất mời thầy viết sớ, hoặc nhờ người hướng dẫn làm mâm cơm cúng ngoài trời trong đêm ngày 14 để làm lễ dâng sao giải hạn tại gia đình. Một số khác, đến đặt lễ hoặc lớn hơn là mở đàn lễ tại các điểm thờ cúng như phủ Mẫu, đền… để dâng sao.

Điều này không đúng, không sai bởi tùy thuộc niềm tin, quan niệm của mỗi người, nhưng tối thiểu phần nào sẽ giải quyết vấn đề tâm lý, đặc biệt đối với người kinh doanh, buôn bán.

Cúng trong nhà tại gia đình

Thông thường, các gia đình sẽ cúng một mâm cỗ tới thần linh và gia tiên. Thời điểm cúng có thể vào đêm 14, giờ Ngọ ngày 15 hoặc tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Mâm cơm cúng gồm gà luộc, hoa quả, các món ăn cổ truyền tương tự như ngày Tết. Một số gia đình tín Phật, thường cúng thêm mâm cỗ chay.

Điểm đáng lưu ý, trong mâm cỗ cúng này, cần có thêm các món khá đặc biệt là bánh trôi nước, bánh chay và đĩa đậu kho đường.

Việc cúng các vật phẩm này nhằm mục đích suôn sẻ… nhưng có lẽ xuất phát sâu xa hơn, đây là thời điểm các sản vật nông nghiệp đã đầy đủ như gạo nếp, đậu… để dâng thần linh?

chuyen gia phong thuy goi y cach cau an ruoc loc ram thang gieng
Các gia đình sẽ cúng một mâm cỗ tới thần linh và gia tiên. (Ảnh minh họa).

Cúng ngoài trời

Như trên đã nói việc cúng ngoài trời tại gia đình trong ngày này có thể có hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là cúng trời, cúng thần linh cai quản theo năm. Khác với cúng trong nhà là cúng thần bản thổ và gia tiên. Nghĩa thứ hai, nếu năm đó gia chủ gặp năm tuổi, sao hạn, thì cũng có thể dâng sớ, cúng cầu tai qua nạn khỏi.

Tuy nhiên, việc thờ cúng nên dành ở việc thành tâm.

Đối với cúng thần linh, với mỗi vị đều có những thủ tục, văn khấn khác nhau. Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.

Các gia chủ có thể tiến hành theo các bước như sau:

Đi lễ chùa vào tối 14, thắp hương, dâng lễ hoa quả.

Cúng buổi trưa ngày 15, khoảng từ 11h – 13h là tốt nhất. Gia chủ có thể cúng chiều. Mâm cúng như cúng Tất niên: gà, xôi, rượu, hoa quả, vàng tiền… Nên có 1 đĩa bánh trôi và 3 hoặc 5 bát bánh chay. Một đĩa chè đậu kho.

Ngoài trời, cùng lúc cúng với trong nhà. Lễ vật có thể gà, xôi, bánh trôi, bánh chay, chè đậu kho… hoặc chỉ đơn giản hoa quả, bánh kẹo.

Gia đình nào có chủ sự vướng hạn Cửu Diệu: La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô… nếu không an tâm, có thể đi xin sớ giải hạn. Có thể thêm đĩa gạo, muối, bỏng gạo… cúng các hương linh cô thổ ngoài ban công. Lưu ý, nếu cúng như vậy, nhớ thắp hương xong thì đóng cửa ban công cho đến khi tàn hương.

Chuyên gia phong thủy Ths Hoàng Sơn Công

(Unesco Việt Nam)

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.