Đà Nẵng: Đề xuất chi hơn 172 tỉ đồng làm trạm trung chuyển rác

Đà Nẵng muốn đầu tư Trạm trung chuyển rác tại khu vực đường Lê Thanh Nghị với số tiền hơn 172 tỉ đồng, nhằm giảm thời gian thu gom và hạn chế phát tán ô nhiễm rác thải trong quá trình thu gom.

Vì sao phải đầu tư Trạm trung chuyển rác thải tại khu vực đường Lê Thanh Nghị?

Theo UBND TP Đà Nẵng, việc đầu tư dự án Trạm trung chuyển rác thải tại khu vực đường Lê Thanh Nghị (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) là điều cần thiết vì hiện tại trung bình mỗi ngày Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gom, xử lí khoảng 1.050 tấn rác thải rắn thông thường. Trong đó trên 90% là rác thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của người dân và du khách. 

Với 2 phương thức thu gom cơ bản là sử dụng công nhân, phương tiện thu gom để thu gom trực tiếp tại nơi phát sinh rác thải, hoặc thu gom qua các thùng đặt cố định trên đường phố.

20190708073411-15625524885541434322326

Rác thải tập kết trên đường phố Đà Nẵng chờ thu gom. (Ảnh tư liệu).

Trong thời gian gần đây việc thu gom qua các thùng đặt cố định trên đường phố có chiều hướng giảm dần do phát sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường. Phương thức thu gom trực tiếp được sử dụng nhiều hơn, bên cạnh những mặt tích cực, phương thức thu gom này làm nảy sinh một số vấn đề trong công tác tổ chức thu gom rác thải, cũng như bảo vệ môi trường.

Cụ thể, có nhiều điểm tập kết rác trên đường phố (rác do công nhân thu gom trực tiếp trong các kiệt hẻm, đường phố mang đến chờ xe tải đến thu gom, vận chuyển đến bãi rác) với thời gian tập kết kéo dài, khối lượng rác tập kết lớn, làm phát sinh ô nhiễm và mất mĩ quan đô thị, đặc biệt trong các thời điểm xe thu gom bị hư hỏng nhiều.

Lượng rác được thu gom thông qua giải pháp trung chuyển hiện khá thấp (60 tấn/ngày cho 4 trạm), các trạm trung chuyển không được đầu tư các giải pháp bảo vệ môi trường một cách bài bản, dẫn đến ảnh hưởng đến sinh hoạt các hộ dân sinh sống xung quanh trạm trung chuyển.

Yêu cầu về cải thiện hệ thống thu gom rác thải hiện nay được xác định là khá cấp bách, đặc biệt có một số yêu cầu mà hầu như rất khó giải quyết với phương pháp thu gom và điều kiện hạ tầng thu gom rác thải như hiện nay.

Cụ thể, giảm số lượng các điểm, thời gian, lượng rác tập kết thải trên đường phố; hạn chế, giảm thời gian thu gom rác thải, không tổ chức thu gom rác thải tên các tuyến đường chính vào giờ cao điểm; hạn chế sử dụng các phương tiện có trọng tải lớn, gây cản trở giao thông trong quá trình thu gom rác thải; hạn chế phát tán ô nhiễm trong quá trình thu gom rác thải.

Để giải quyết được yêu cầu nói trên thì cần có nhiều giải pháp khác nhau như: thiết kế, tổ chức mạng lưới thu gom rác thải, đầu tư hạ tầng thu gom phù hợp đến truyền thông nâng cao nhận thức để tăng cường phối hợp của người dân.

Trong đó, việc đầu tư hạ tầng trung chuyển rác thải có quy mô và bài bản được xem là giải pháp cấp thiết, then chốt để từng bước điều chỉnh, hoàn thiện mạng lưới thu gom rác thải theo hướng văn minh, hiện đại nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp và chính quyền thành phố.

Tram trung chuyen rac thai duong le thanh nghi da nang

Đà Nẵng muốn đầu tư Trạm trung chuyển rác tại khu vực đường Lê Thanh Nghị với số tiền hơn 172 tỉ đồng. (Ảnh: Google Map).

Trạm trung chuyển rác thải tại khu vực đường Lê Thanh Nghị cần hơn 172 tỉ đồng đầu tư

Sở TN&MT cho biết mục tiêu để đầu tư Trạm trung chuyển rác thải tại khu vực Lê Thanh Nghị nhằm phục vụ tập kết và trung chuyển rác thải cho các quận Hải Châu, Cẩm Lệ cũng như các địa bàn lân cận gồm Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn trong giai đoạn chưa đầu tư Trạm trung chuyển rác thải tại khu vực Thọ Quang (Sơn Trà) và khu vực Ngũ Hành Sơn. Tạo giải pháp trung chuyển rác thải hiệu quả làm cơ sở để xem xét, đầu tư thêm các trạm trung chuyển tại các vị trí phù hợp đồng bộ và hoàn thiện mạng lưới thu gom rác thải trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Chính vì thế, UBND TP Đà Nẵng đề nghị HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư dự án với tên gọi Trạm trung chuyển rác thải tại khu vực đường Lê Thanh Nghị. Địa điểm thực hiện dự án tại phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, với tổng mức quy hoạch sử dụng đất khoảng 3.022 m2.

Bên cạnh đó, Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng làm chủ đầu tư, với mức dự kiến đầu tư hơn 172 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố.

Tổng số tiền đầu tư trên để thực hiện chi phí thiết bị, chi phí quản lí dự án, chi phí xây lắp, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng... Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến năm 2021. 

Đà Nẵng sẽ đầu tư nhà máy đốt rác 80 triệu USD hiện đại

Theo Sở TN&MT TP Đà Nẵng, Công ty CP Môi trường Việt Nam đã kí hợp đồng liên doanh với Tập đoàn EverBright International (Hồng Kông) góp vốn đầu tư công nghệ đốt rác phát điện tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) với tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD, công suất xử lí rác 650 tấn/ngày, biến rác thải thành năng lượng, các thông số khí thải và khói thải đạt tiêu chuẩn khí thải châu Âu.

Theo kế hoạch đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt, nhà máy sẽ được khởi công vào cuối năm 2019, dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2021. Nhà máy này sử dụng công nghệ giống như nhà máy điện rác Cần Thơ.


chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.