Trong suốt hai năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, nguồn tiền đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm tới 90%. (Ảnh: Reuters).
Đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm gần 90% sau hai năm đầu cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trải qua cuộc chiến tranh thương mại kéo dài.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu dữ liệu Rhodium Group, đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ đã cán mốc 46,5 tỉ USD, cao nhất mọi thời đại vào năm 2016. Sau đó, con số này đã giảm xuống còn 29,7 tỉ USD, thấp nhất trong 9 năm trở lại đây, và giảm tiếp 88%, tức còn 5,4 tỉ USD chỉ sau 2 năm.
Trước đó, Tổng thống Trump đã áp đặt thuế quan với hàng hóa nhập khẩu trị giá 250 tỉ USD của Trung Quốc như một cách để gây áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế có lợi cho Mỹ. Trung Quốc bị buộc tội gian lận thương mại cũng như lũng đoạn tài chính và ăn cắp công nghệ.
Trung Quốc đáp trả bằng cách áp đặt thuế quan riêng đối với các sản phẩm của Mỹ, đặc biệt là hàng nông sản. Nhưng Trung Quốc không thể trả đũa tương xứng, bởi từ lâu Trung Quốc đã là nước xuất siêu với thị trường Mỹ.
Do đó, việc giảm đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ có thể là một hình thức trả đũa phi thuế quan của nước này.
Bên cạnh thuế quan của chính quyền Trump, tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự kiểm soát vốn của chính phủ Trung Quốc đối với các khoản đầu tư nước ngoài đã góp phần làm giảm đầu tư vào Mỹ.
Hơn 12 tỉ USD tài sản ở nước ngoài thuộc sở hữu của Trung Quốc đã được niêm yết vào năm ngoái, do các biện pháp kiểm soát vốn như vậy, nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy khỏi nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc.
Trước năm 2010, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ rất hạn chế, chỉ duy trì mức dưới 1 tỉ USD. Sau cuộc đại suy thoái, năm 2010, con số này tăng lên 4,6 tỉ USD. Trong những năm tiếp theo, nó đã tăng trưởng đều đặt và cán mốc 46,5 tỉ USD vào năm 2017.
Trung Quốc đã bóng gió rằng họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại với các quan chức Mỹ sau khi đổ vỡ vào đầu năm nay. Các công ty Trung Quốc đang rục rịch mua lại các sản phẩm nông nghiệp từ các nhà xuất khẩu Mỹ, một dấu hiệu tích cực cho cho các cuộc đàm phán trong tương lai.