Đề xuất mở cửa lại các dịch vụ không thiết yếu, nhưng vẫn đóng vũ trường, karaoke

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thống nhất đề xuất đến thời điểm này có thể cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường, với điều kiện phải giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét. Riêng vũ trường, quán karaoke vẫn tiế tục đóng cửa.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam diễn ra hôm nay, 6/5, Ban chỉ đạo thống nhất nhận định Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, phải quay lại cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong một trạng thái bình thường mới.

Đề xuất mở cửa lại các dịch vụ không thiết yếu, trừ vũ trường, karaoke - Ảnh 1.

Đề xuất mở cửa lại tất cả dịch vụ, trừ vũ trường, karaoke. (Ảnh: Phúc Minh).

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất đến thời điểm này có thể cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường (trừ vũ trường, quán karaoke) với điều kiện phải giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét.

Các cơ quan, công sở, nhà máy, siêu thị, bệnh viện, chợ dân sinh, phương tiện giao thông công cộng, hàng quán…  tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm các điều kiện vệ sinh dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh.

Một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người… được tổ chức nhưng phải bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nhấn mạnh tinh thần phải học tập, sản xuất, sinh hoạt an toàn, khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện biện pháp đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi công cộng, bên ngoài các trường học, các trụ sở, công sở. 

Tại địa điểm công cộng, người dân tránh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể người khác, tránh tiếp xúc vào những bề mặt không chắc chắn là không có mầm bệnh và nếu có tiếp xúc thì phải rửa tay ngay.

Đề xuất bỏ giãn cách trên máy bay

Ban chỉ đạo cho rằng trên thế giới, dịch vẫn phức tạp, mỗi ngày hàng chục nghìn ca nhiễm mới, hàng nghìn người chết. Vì vậy, phải tiếp tục chính sách quản lí chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn cho biệc bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội trong nước. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu; cách li bắt buộc 14 ngày với các hình thức phù hợp đối với người nhập cảnh mang hộ chiếu ngoại giao, chuyên gia, thương gia, gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương… 

Ban chỉ đạo thống nhất chưa cho nhập cảnh khách du lịch quốc tế. Quản lí chặt chẽ hoạt động đón người Việt Nam từ nước ngoài về.

Riêng hoạt động giao thông vận tải, đề xuất bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng như máy bay, xe buýt, xe lửa… nhưng hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết qua theo dõi trong cộng đồng và xét nghiệm, cho thấy kết quả khả quan (không thấy nổi lên các ca bệnh mới), nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng rất thấp. 

Do đó, có thể nới lỏng một số biện pháp can thiệp, hạ từ mức bắt buộc sang khuyến cáo.

GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng thời điểm này phải tiếp tục "quyết liệt ngăn chặn từ bên ngoài". Ở trong nước, có thể nới lỏng dần dần nhưng vẫn bảo đảm các điều kiện phòng dịch, phải tôn trọng 3 nguyên tắc: Khẩu trang, khoảng cách và rửa tay.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.