Dòng khách du lịch tới từ Trung Quốc qua lại trước cửa hàng Louis Vuitton nhộn nhịp đã thưa thớt dần so với ngày thường. "Có đôi lúc, dòng người thậm chí còn vắng vẻ hơn nữa", Yasmine Ben, người làm việc tại một kiosk đối diện với cửa hàng cho hay "Thường thường, chỗ này khá là đông, người ta xếp hàng dài ở phía sau để chờ vào cửa hàng".
Cửa hàng Louis Vuitton, tọa lạc tại tòa nhà Galeries Lafayette ở trung tâm thành phố Paris, là địa điểm yêu thích của các tín đồ mua sắm từ Trung Quốc đến Pháp du lịch. Tuy vậy, vào cuối năm ngoái, số lượng khách du lịch từ Trung Quốc tới đây đã giảm đi đáng kể do sự bùng phát của dịch virus corona ảnh hưởng tới không chỉ ngành du lịch tại Paris mà còn rất nhiều nơi khác tại châu Âu.
Mặc dù còn quá sớm để ước lượng chính xác con số thiệt hại nhưng những tác động kinh tế tiềm tàng của virus corona dễ dàng nhận thấy ở khắp mọi nơi. Từ những con phố ở Paris cho đến nhà máy rượu vang Burgundy, từ thị trấn Fussen của Đức gần lâu đài cổ Neuschwanstein cho đến những cửa hàng mua sắm ở Oxfordshire, Anh, số lượng khách du lịch Trung Quốc đã giảm rõ rệt kể từ khi Bắc Kinh ban hành lệnh cấm các tour du lịch theo đoàn ở nước ngoài vào ngày 27/1.
Nỗi lo sợ ngày một tăng lên khi đã có một du khách người Trung Quốc 80 tuổi qua đời do chủng virus này tại một bệnh viện ở Paris. Đây cũng chính là trường hợp tử vong đầu tiên bên ngoài châu Á kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Những ảnh hưởng (đặc biệt là) đối với các doanh nghiệp phục vụ cho thị trường Trung Quốc ngay lập tức thể hiện rõ. Tuần vừa rồi, chính phủ Italy đã xem xét phân bổ hỗ trợ cho các hãng du lịch gặp khó khăn.
Những nơi khác tại châu Âu như Italy, ngành du lịch của đất nước này đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong hai thập kỉ qua. Năm 2000, tức ba năm trước khi virus SARS bùng phát tại châu Á, khách du lịch Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã chi tới 10 tỉ đô la, theo Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp Quốc. Năm 2018, con số đó là 277 tỉ USD.
Vào ngày 21/1, Bộ trưởng văn hóa và du lịch Italy, Dario Franceschini, và Bộ trường văn hóa của Trung Quốc, Luo Shugang, đã khánh thành một chương trình kéo dài nhiều năm nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và du lịch giữa hai nước.
Nhưng chỉ 10 ngày sau khi các bộ trưởng gặp nhau, Italy đã đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc khi dịch virus corona lan rộng khắp thế giới và số người thiệt mạng tiếp tục gia tăng ở Trung Quốc.
Khi các quốc gia ban hành lệnh hạn chế đi lại với Trung Quốc cùng với đó là việc nước này phong tỏa các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao khiến cho số lượng du khách Trung Quốc tới châu Âu ngày một giảm đi.
Sự bùng phát của dịch bệnh ít thấy dấu hiệu suy giảm đã khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch trên khắp châu Âu phải đối mặt với việc vắng khách tại các phòng khách sạn và các cửa hàng trong mùa cao điểm du lịch sắp tới.
Ở một số nơi, sự lây lan của virus corona cũng gây nên những tác động đối với khách du lịch từ các quốc gia khác. "Mọi người không muốn ở trên tàu hỏa, máy bay hoặc các tới các buổi hội nghị", ông Gabriel Corti, người chịu trách nhiệm về lĩnh vực du lịch cho Confcommercio (một hiệp hội kinh doanh hàng đầu ở Italy) cho biết. Ông mô tả nó như là một "hiệu ứng tâm lí".
Tuần trước, Triển lãm di động toàn cầu có qui mô lớn trên thế giới, dự kiến diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha, vào ngày 24/2, đã bị hủy bỏ vì những người tham gia đã xin rút khỏi danh sách tham dự do lo ngại sự lây lan của virus.
Chính quyền Tây Ban Nha và các nhà tổ chức Triển lãm di động toàn cầu đã nhấn mạnh rằng Barcelona đã chuẩn bị kĩ càng để tránh sự lây lan của virus corona. Nhưng danh sách hủy bỏ vẫn tăng lên mỗi ngày, bao gồm cả Amazon, Intel và Facebook.
Theo Ada Colau, thị trưởng của thành phố Barcelona cho biết hội nghị được kì vọng là sẽ đem tới cho thành phố hơn 100.000 lượt du khách và doanh thu là 500 triệu euro (tức khoảng 540 triệu đô la). Hội nghị này cũng dự kiến là sẽ tạo ra 14.000 việc làm tạm thời và cho phép các khách sạn đạt được công suất tối đa trong mùa thấp điểm của du lịch.
Về tổng thể, mặc dù sự gia tăng du khách Trung Quốc tại châu Âu là đáng kể tuy nhiên nó cũng chỉ chiếm một phần nhỏ tỉ lệ du khách tới đây, số lượng khách từ châu Âu và Mỹ là phổ biến.
Bà Sophie Grange cho biết: Tại các điểm đến phổ biến như Paris, tác động kinh tế nói chung về số lượng khách du lịch giảm bị hạn chế, các quan chức tại đây cho biết. Bảo tàng Louvre nơi số lượng khách Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Mỹ đến thăm năm ngoái đã không bị giảm khách kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.
Trung Quốc chiếm 3% lượng du khách đến Paris, tức khoảng 800.000 khách mỗi năm, so với 2,4 triệu lượt khách từ Mỹ, theo Văn phòng Hội nghị và Du khách của thành phố. Trung Quốc "tương ứng với một phần nhỏ trong ngành kinh tế du lịch của chúng tôi" theo Corinne Menegaux, giám đốc văn phòng cho biết. "Nếu dịch bệnh này bùng phát tại Mỹ, mọi thứ sẽ khác rồi".
Tuy nhiên, bà Menegaux nói rằng do khách du lịch Trung Quốc thường đi theo đoàn và có xu hướng sử dụng các khách sạn và cửa hàng riêng biệt nên chỉ có một số doanh nghiệp là bị ảnh hưởng bởi sự việc này. Doanh số tại một số cửa hàng miễn thuế và các doanh nghiệp khác (nơi lượng khách Trung Quốc chiếm 80% lượng khách hàng) đã giảm mạnh, bà cho biết.
Các nơi khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là các cửa hàng bán đồ xa xỉ của Châu Âu, nơi các du khách Trung Quốc thường tới thăm để tránh mua phải hàng nhái.
Cửa hàng Galeries Lafayette là nơi có nhiều nhân viên bán hàng là người Trung Quốc và thậm chí nhân viên bán hàng Pháp chào đón tất cả khách hàng châu Á của họ bằng lời chào tiếng Trung - những tiếng bước chân đi lại vào cửa hàng đã giảm hẳn kể từ khi dịch bệnh bùng phát - một nhân viên bán hàng cho biết.
Thành phố Dijon là nơi khách du lịch Trung Quốc thường lui đến nhất chỉ sau Paris, các công ty lữ hành Trung Quốc đã hủy tới 3.000 phòng trong khoảng 40 khách sạn vào tháng 2 vừa rồi.
"Thật không may, chẳng có khách du lịch nào có thể thay thế được họ", ông Patrick Jacquier, chủ tịch ở thành phố Dijon của UHIM, tập đoàn thương mại chính cho các khách sạn và nhà hàng cho biết.
Tại Anh, thông thường du khách Trung Quốc dành trung bình 16 đêm cho mỗi lần lưu trú, cao gấp đôi so với trung bình chung là một tuần, theo cơ quan du lịch quốc gia, Visit Britain, cho biết. Tuy nhiên vào thời điểm này tại Oxfordshire, Anh, du khách Trung Quốc gần như đã biến mất chỉ sau một đêm tại Bicester Village - một địa điểm bán lẻ xa xỉ hàng đầu.
Tại Đức, nơi người Trung Quốc chiếm khoảng 3% tổng lượng du khách, các điểm đến yêu thích như Munich và Heidelberg đã báo cáo việc hủy bỏ các đoàn khách và giảm số lượng khách du lịch. Tại Fussen, gần lâu đài cổ Neuschwanstein, lượng đặt phòng của du khách Trung Quốc tại Euro Park Hotel International đã bị hủy bỏ trong nửa đầu tháng 4.
Để đảm bảo rằng những du khách khác cảm thấy thoải mái, khách sạn đã thực hiện các biện pháp bổ sung như phun sương các phòng bằng chất khử trùng kể cả trước khi nhân viên dọn vệ sinh luôn làm tròn trách nhiệm và xử lí từng chìa khóa phòng sau mỗi lần chúng được sử dụng, giám đốc khách sạn, ông Fabien Geyer nói. Lọ nước khử trùng tay cũng có sẵn cho khách sử dụng miễn phí.
Ở Áo, người Trung Quốc rất yêu thích thị trấn cổ Hallstatt, một di sản thế giới của UNESCO, đến nỗi họ đã xây dựng một bản sao tại quê nhà ở tỉnh Quảng Đông. "Khách du lịch Trung Quốc rất quí giá đối với chúng tôi. Họ chi tiền mua sắm và có xu hướng qua đêm tại các khách sạn cao cấp hơn", ông Gregor Gritzky người đứng đầu văn phòng du lịch Hallstatt cho biết.
Trong khi các địa điểm thu hút những người trượt tuyết tới từ châu Âu vào mùa đông, ông Gritzky cho hay ông lo lắng vì những tháng ấm hơn nơi này thường thu hút du khách Trung Quốc tới thăm. "Chúng tôi hi vọng sẽ có những dấu hiệu tích cực cho thấy tình hình này kéo dài không quá lâu", ông nói về sự bùng phát của dịch bệnh.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020