Điều gì xảy ra khi có một cuộc chiến tranh tiền tệ?

Thế giới đã trải qua không ít cuộc chiến tranh tiền tệ lớn nhỏ. Thế nhưng, có một điểm chung là các nước thường không đạt được mục đích ban đầu.
 - Ảnh 1.

Cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc là điều toàn thế giới đang lo sợ. (Ảnh: REUTERS).

Bộ Tài chính Mỹ ngày 6/8 đã chính thức khẳng định Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ, khi để giá trị đồng nội tệ suy yếu, nhằm đối phó với cuộc thương chiến mà nước Mỹ đang thực hiện.

Tuyên bố này ngay lập tức khiến giới quan sát và chuyên gia lo ngại tình hình có thể đi xa hơn và khơi mào một cuộc chiến tranh tiền tệ. 

Vậy mục tiêu của chiến tranh tiền tệ là gì?

Theo trang The Balance, các quốc gia khơi mào cho cuộc chiến tranh tiền tệ là nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế.

Lí do là, khi phá giá đồng nội tệ, hàng xuất khẩu của quốc gia đó, như Trung Quốc chẳng hạn, sẽ có lợi thế hơn, rẻ hơn trên thị trường nước ngoài.

Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ tăng xuất khẩu hàng hóa, kiếm lời được nhiều hơn, và từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Chiến tranh tiền tệ đồng thời khuyến khích đầu tư vào các tài sản trong nước. Thị trường chứng khoán cũng trở nên hấp dẫn hơn với khối ngoại.

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) sẽ tăng khi các doanh nghiệp nội được định giá thấp đi. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể đầu tư khai thác tài nguyên.

Kết quả là quốc gia đó sẽ hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Chiến tranh tiền tệ diễn ra như thế nào?

Giá trị đồng tiền của quốc gia này so với tiền tệ của quốc gia khác được quyết định qua tỉ giá hối đoái.

Một quốc gia muốn khơi mào chiến tranh tiền tệ thường chủ động hạ thấp mức tỉ giá này. Đa số các nước thường neo tỉ giá đồng nội tệ của mình với USD, vì đây là đồng tiền dự trữ toàn cầu, phương tiện thanh toán quốc tế.

 - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ từng chỉ trích việc Trung Quốc hạ giá đồng tiền để giữ lợi thế cạnh tranh thương mại. (Ảnh: REUTERS).

Tuy nhiên, phần lớn các nước hiện nay đang áp dụng chính sách tỉ giá linh hoạt.

Để làm được điều này, chính phủ phải tăng cung tiền để cung vượt cầu. Khi bơm tiền ra quá nhiều thì giá trị đồng tiền lập tức bị suy yếu, giảm xuống.

Ngoài chính sách tiền tệ nói trên, chính phủ một quốc gia cũng có thể dùng chính sách tài khóa mở rộng để tác động lên giá trị đồng tiền, như tăng chi tiêu công hay cắt giảm thuế khóa chẳng hạn.

Tuy nhiên, hầu hết những quyết sách này thường phục vụ các mục tiêu chính trị khác ngoài việc gây chiến tranh tiền tệ.

Ngoài cuộc chiến tranh tiền tệ nhiều người đang lo lắng sẽ bùng nổ giữa Mỹ và Trung hiện tại, thế giới từng chứng kiến nhiều cuộc tương tự.

Điển hình nhất phải kể đến Cuộc chiến tranh tiền tệ thứ nhất, kéo dài từ 1921 đến 1936. Cuộc chiến này bắt đầu với siêu lạm phát Weimar (Đức) với việc đồng tiền mất giá liên tục.

Vào năm 1921, Đức đã buộc phải hủy đồng tiền của mình. Năm 1925, Pháp, Bỉ cùng một số nước khác cũng nối gót Đức.

Cuộc chiến tranh tiền tệ thứ hai nổ ra sau đó, vào giai đoạn 1967-1987. Trong giai đoạn này, kinh tế Mỹ liên tiếp trải qua 3 thời kì khủng hoảng vào năm 1974, 1979 và 1980.

Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ vào năm 1974, kéo theo tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt, lạm phát vượt tầm kiểm soát vào những năm 1977-1981. Lúc này giá trị đồng USD chỉ còn 1 nửa.

Cả hai cuộc này đều cho thấy một bài học duy nhất: Chiến tranh tiền tệ thường không đem lại kết quả mong muốn, như là tăng xuất khẩu và việc làm.

Ngược lại, chiến tiền tệ mang lại sự giảm phát hoặc lạm phát trầm trọng, suy thoái, khủng hoảng hoặc thậm chí là một cơn ác mộng kinh tế.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.